--> -->
Dòng sự kiện:

Xét xử vụ Đại học Đông Đô: Áp chỉ tiêu môi giới làm bằng giả

23/12/2021 21:51

Chia sẻ
Theo lời khai của một số bị cáo, Trần khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô) đặt ra quy định mỗi nhân viên của trường phải “môi giới” về cho trường mỗi năm ít nhất 4-10 hồ sơ xin làm giả văn bằng 2 tiếng Anh. Điều này được quy định cụ thể trong các văn bản của trường, ban hành công khai.
10 bị cáo bị hầu tòa liên quan đến vụ cấp bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô Sắp xét xử vụ Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả Sẽ bị xử lý nghiêm minh

Chiều ngày 23/12, phiên tòa xét xử 10 cựu lãnh đạo, cán bộ Trường Đại học Đông Đô tiếp tục với phần thẩm vấn. Là người trả lời thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Dương Văn Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô) thừa nhận cáo trạng truy tố mình về tội “Giả mạo trong công tác” là đúng.

Bị cáo Hòa khai nhận các thành viên tham gia Hội đồng quản trị của Trường Đại học Đông Đô nhưng không góp vốn. Người góp vốn thành lập trường là Trần Khắc Hùng và một số công ty.

Bản chất chủ sở hữu nhà trường là ông Trần Khắc Hùng. Các thành viên tham gia Hội đồng quản trị để Trường Đại học Đông Đô “có đầy đủ ban bệ”.

Chủ trương cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua đào tạo là do Trần Khắc Hùng quyết định và không thông qua Hội đồng quản trị và Ban Giám hiệu nhà trường, mà chỉ đạo trực tiếp đến tất cả các bị cáo.

Xét xử vụ Đại học Đông Đô: Áp chỉ tiêu môi giới làm bằng giả
Bị cáo Dương Văn Hòa tại Tòa.

Bị cáo Hòa thừa nhận, chỉ cần học viên nộp đủ tiền thì sẽ được nhà trường cấp bằng giả. Bên cạnh đó, bị cáo cũng cho rằng bản thân chỉ tham gia ký hồ sơ, việc thu tiền nong, hợp pháp hóa hồ sơ của người khác chứ không hề nhận tiền chênh lệch.

Thấy được hành vi của mình là vi phạm nghiêm trọng, bị cáo Dương Văn Hòa khai trước tòa rằng đã rất tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Ở thời điểm vụ việc xảy ra, bị cáo tin tưởng vào Trần Khắc Hùng vì Hùng bảo những vi phạm đó không đến mức nghiêm trọng.

Người tiếp theo trả lời thẩm vấn là Trần Kim Oanh (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô). Nữ bị cáo cũng cho biết cơ cấu tổ chức của nhà trường giống như bị cáo Hòa đã trình bày. Về chủ trương cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua đào tạo, bị cáo Oanh nói Trần Khắc Hùng không đưa nội dung này ra khi họp Hội đồng quản trị mà đưa ra ở cuộc họp với Ban Giám hiệu, các Viện, phòng ban.

Xét xử vụ Đại học Đông Đô: Áp chỉ tiêu môi giới làm bằng giả
Bị cáo Trần Kim Oanh.

Bị cáo Oanh khai, bị can Hùng đặt ra quy định mỗi nhân viên của trường phải “môi giới, lôi kéo” về cho trường mỗi năm ít nhất 4-10 hồ sơ xin làm giả văn bằng 2 tiếng Anh. Điều này được quy định cụ thể trong các văn bản của trường, ban hành công khai. Khi cán bộ mời được học viên tham dự sẽ được nhà trường trích lại một số tiền cụ thể để thưởng/1 hồ sơ. Theo quy định 7 triệu đồng/hồ sơ.

Bị cáo Oanh cũng trình bày ngay từ đầu đã thắc mắc với Trần Khắc Hùng về chủ trương cấp bằng không qua đào tạo, tuy nhiên Hùng nói đã tìm hiểu, tham khảo ý kiến luật sư và nói không vấn đề gì, có chăng chỉ phạt hành chính, cán bộ nhân viên không phải chịu trách nhiệm

Một nguyên Phó Hiệu trưởng khác là Lê Ngọc Hà, bị cáo khai hưởng lợi 100 triệu đồng, là tiền thưởng do đã “môi giới” được nhiều hồ sơ học viên, mỗi người nộp từ 29-35 triệu đồng.

Bị cáo cho hay tổng số tiền nhận từ những học viên này là 1,8 tỷ đồng, trong đó Hà nộp 800 triệu đồng về quỹ của trường. Sau khi có xì xào về vụ việc bằng giả, một số học viên đòi lại tiền nên bị cáo trả lại 900 triệu đồng, giữ lại 100 triệu đồng. Hiện nay cựu Phó Hiệu trưởng đã tự nguyện nộp lại số tiền trên.

Tương tự, bị cáo Nguyễn Thị Huệ (nguyên Trưởng phòng Tài vụ), nói quy định của trường có công khai việc trích thưởng cho nhân viên đối với mỗi hồ sơ học viên được “môi giới” trót lọt. Tuy vậy, bị cáo không nắm cụ thể mỗi người đã được chia bao nhiêu tiền.

Cùng trả lời thẩm vấn, những bị cáo còn lại thừa nhận hành vi và khai do thiếu hiểu biết về pháp luật, làm theo chỉ đạo của cấp trên nên để xảy ra sai phạm.

Lê Thắm

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm