--> -->
Dòng sự kiện:

Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi

10/09/2019 19:38

Chia sẻ
“Chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong. Căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%) đang có nguy cơ tái bùng phát”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết.
xuat hien benh nhan mac vi khuan whitmore an canh mui Những thực phẩm giúp bạn 'triệt hạ' vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày
xuat hien benh nhan mac vi khuan whitmore an canh mui Cảnh báo: Trẻ 2 tuổi cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây ung thư dạ dày
xuat hien benh nhan mac vi khuan whitmore an canh mui Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh, bác sĩ hết cách

Đơn cử, vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới lần đầu tiên tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.

Trước khi đến đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới, sau khi cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore. “Khi đó chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng”, bác sĩ Cường nói.

xuat hien benh nhan mac vi khuan whitmore an canh mui
Hình ảnh cánh mũi bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore tấn công (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Với bệnh nhân nữ này, trong giai đoạn bệnh tấn công, các bác sĩ điều trị bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng.

“Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da, phần mềm ở cánh mũi, chưa tổn thương đến xương. Sau hai tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất ba tháng, được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm nếu không bệnh sẽ có khả năng tái phát, khi đó tỷ lệ tử vong rất cao”, bác sĩ Cường cho hay.

Cũng theo bác sĩ Cường: Nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.

Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện từ chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa,... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Tuy nhiên, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là 1 trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do whitmore còn cao, lên tới 40%.

Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh whitmore với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Nguyễn Minh

Man City bế tắc trước Southampton: Hòa 0-0 và nguy cơ bật khỏi top 5

Manchester City tiếp tục gây thất vọng trong giai đoạn then chốt của mùa giải khi chỉ có được trận hòa không bàn thắng trước Southampton – đội bóng đang ở nhóm dưới của bảng xếp hạng. Dù kiểm soát hoàn toàn thế trận và tạo ra nhiều cơ hội nguy hiểm, đoàn quân của HLV Pep Guardiola vẫn không thể xuyên thủng mành lưới đối phương, qua đó đánh mất cơ hội củng cố vị trí trong top 4.

Nhận định Torino vs Inter Milan: Trận chiến của hai thế giới

Sau cuộc đại chiến đầy cảm xúc trước Barcelona tại bán kết Champions League, Inter Milan sẽ trở lại với mặt trận Serie A trong chuyến hành quân đến sân của Torino ở vòng 36. Tuy nhiên, đây không đơn thuần là một trận đấu thủ tục, bởi Nerazzurri vẫn còn mục tiêu quan trọng: bám đuổi Napoli trong cuộc đua Scudetto.

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Giá USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,22%, xuống mức 100,42.

Nottingham vs Leicester: Cơ hội vàng cho giấc mộng châu Âu

Vào lúc 20h15 ngày 11/5, vòng 36 Premier League 2024/25 chứng kiến cuộc đối đầu giữa Nottingham Forest và Leicester City trên sân The City Ground. Đây được xem là cơ hội không thể tốt hơn để thầy trò Nuno Santo tiếp tục nuôi hy vọng chen chân vào Top 5, khi đối thủ của họ là Leicester đã chính thức xuống hạng.
Xem thêm