--> -->
Dòng sự kiện:
Quy định mới về bồi thường bảo hiểm tai nạn:

Yên tâm để lao động

22/02/2017 16:37

Chia sẻ
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với lao động trên công trường sẽ được quy định lên mức 100 triệu đồng/người/vụ. Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Thông tư 329/2016/TT-BTC, vừa được Bộ Tài Chính ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2017.
yen tam de lao dong Đề xuất giảm tỉ lệ đóng vào 2 quỹ bảo hiểm: Doanh nghiệp và người lao động đều có lợi
yen tam de lao dong Trợ giúp tối đa cho người lao động
yen tam de lao dong Từ ngày 1/7, thêm nhiều quyền lợi dành cho người lao động

Theo đó bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là một trong những điều khoản nhận được sự quan tâm lớn của người lao động. Với mục đích giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, cũng như người lao động hiểu rõ về trách nhiệm, quyền lợi của mình Thông tư 329/2016/TT-BTC nêu rõ, đối tượng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật. Thông tư nêu rõ, số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.

yen tam de lao dong
Nhiều quyền lợi người lao động được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 329/2016/TT-BTC.

Cũng theo Thông tư trên, khi xảy ra tai nạn lao động trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng, những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm quy định. Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Theo đó, việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Thông tư 329/2016/TT-BTC cũng hướng dẫn, đối với bên mua bảo hiểm: Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định.Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó...

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; Xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm. Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do...

Chia sẻ về nội dung được ban hành tại Thông tư 329/2016/TT-BTC, luật sư Đào Đăng Sơn, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, trước đây người lao động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là lao động chân tay như: thợ xây, phụ xây…thường ít quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và quyền lợi của mình khi bị tai nạn lao động. Vì thế khi xảy ra tại nạn lao động, họ thường chỉ được chủ sử dụng lao động hỗ trợ một phần kinh phí, thậm chí nhiều trường hợp còn không nhận được sự hỗ trợ, bởi nhiều doanh nghiệp lách luật, không đóng bảo hiểm lao động cho người lao động. Vì thế, Nghị định 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành, cùng Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy định mức bảo hiểm bắt buộc trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, không chỉ giúp các doanh nghiệp, công ty xây dựng hiểu rõ hơn trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động, xây dựng, mà còn giúp người lao động hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi lam việc trên các công trường…

Tuấn Minh

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm