
3 sai lầm thường gặp khi dùng kem chống nắng
06/06/2020 21:34
![]() | Không chủ quan với cháy rừng trong mùa nắng nóng |
![]() | Nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, tiếp tục làm tốt công tác an sinh- xã hội |
![]() | Dự báo thời tiết 5.6: Miền Bắc tiếp tục nắng nóng, đêm trở mưa dông |
Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang, Khoa Laser và Săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay kem chống nắng là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè đầy khắc nghiệt. Kem chống nắng nhằm bảo vệ cho làn da khỏi những tác hại cấp tính như cháy da, bỏng da hoặc tránh khỏi nguy cơ sạm da, rám má và ung thư da, tuy nhiên dùng kem chống nắng thể nào cho đúng và đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết.
![]() |
Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời (Ảnh minh họa). |
Dưới đây là 3 sai lầm hay gặp nhất khi sử dụng kem chống nắng, mọi người hay mắc phải:
1. Bôi kem chống nắng quá ít
Về nguyên tắc, kem chống nắng phải dùng đủ thời gian ban ngày, tức từ khi có ánh sáng ban ngày đến lúc trời tối. Lý do, kể cả ban ngày chưa có nắng vẫn có tia UVA, làn da vẫn bị ảnh hưởng.
Mỗi ngày nên bôi kem chống nắng ít nhất hai lần, nếu được thì 3-4 lần. Số lần thoa nhiều hay ít có thể linh hoạt theo tình huống, tuy nhiên đảm bảo trên mặt luôn có một lớp kem chống nắng.
Nếu mặt giữ được lớp kem chống nắng lâu thì có thể giảm tần suất bôi. Trường hợp ra mồ hôi nhiều, sau mỗi hai giờ phải thoa kem lại. Làm sạch mặt (tẩy trang, rửa) trước khi bôi lại kem.
2. Chọn chỉ số chống nắng chưa phù hợp
Chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao.
Chẳng hạn như đi biển mùa hè dùng kem chống nắng chỉ số SPF 50+, làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp cần SPF thấp hơn.
3. Bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác không đúng quy trình
Bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác như dưỡng da, dưỡng ẩm, kem nền... không đúng quy trình sẽ giảm tác dụng.
Hai tác dụng của kem chống nắng là chống nắng cơ chế vật lý, giống như một lớp vật liệu che phủ da; và cơ chế hóa học, tức tạo ra tương tác hóa học để thay đổi sự hấp thu, chuyển hóa các tia bức xạ đến da. Bôi kem chống nắng ngay sau khi dùng các sản phẩm chăm sóc da khác sẽ làm loãng kem hoặc thay đổi tính chất vật lý, hóa học, do đó giảm tác dụng.
Bác sĩ Trang phân tích mọi người nên bôi trực tiếp kem chống nắng lên da mặt. Nếu trước đó bôi dưỡng ẩm, phải để kem dưỡng ẩm có thời gian hấp thu vào trong da mới bôi kem chống nắng lên. Thông thường thời gian bôi các sản phẩm dưỡng da cách nhau ít nhất 15-20 phút.
Nên lựa chọn loại kem phù hợp vùng da, loại da (da nhờn, da khô, da nhạy cảm...). Bôi trước khi ra nắng ít nhất 20 phút. Mọi vùng da đều cần được bảo vệ, nhất là vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Da mặt thường được ưu tiên chăm sóc nhất. Nếu có điều kiện, bôi kem chống nắng cho cả vùng tay chân, thân.

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Đã xác định được tài xế xe ô tô gây tai nạn trên đường Kim Giang

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
