
7 kháng sinh tự nhiên an toàn, hiệu quả
07/03/2018 08:25
![]() | Vận hành phòng xét nghiệm tham chiếu kháng kháng sinh đầu tiên tại Việt Nam |
![]() | Sốt nhẹ, mũi xanh đặc có cần dùng kháng sinh? |
Theo NHS, 1/10 số chúng ta sẽ gặp phải những phản ứng phụ gây hại cho hệ tiêu hóa sau khi uống kháng sinh. Khoảng 1/15 số người sẽ bị dị ứng với loại thuốc này.
Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét bằng chứng về 7 “thuốc” kháng sinh tự nhiên tốt nhất, cũng như những lưu ý khi sử dụng.
1. Tỏi
![]() |
Các nền văn hoá trên toàn thế giới từ lâu đã thừa nhận khả năng phòng và trị bệnh của tỏi.
Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể là cách điều trị hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Salmonella và Escherichia coli (E. coli). Tỏi thậm chí còn được xem xét trong điều trị lao đa kháng thuốc.
2. Mật ong
Từ thời Aristotle, mật ong đã được sử dụng làm thuốc mỡ giúp liền vết thương và ngăn ngừa hoặc hút bỏ nhiễm trùng.
Các thầy thuốc ngày nay cũng thấy mật ong hữu ích trong việc điều trị các vết thương mạn tính, bỏng, loét, loét nằm và ghép da. Ví dụ, kết quả của một nghiên cứu từ năm 2016 chứng minh rằng băng tẩm mật ong có thể giúp liền vết thương.
Tác dụng kháng khuẩn của mật ong thường do hàm lượng hydrogen peroxid. Tuy nhiên, mật ong manuka chống lại vi khuẩn, mặc dù nó có hàm lượng hydrogen peroxid thấp hơn.
Một nghiên cứu năm 2011 cho biết loại mật ong nổi tiếng nhất này ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng mật ong thành công trong việc điều trị vết thương bị nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).
Ngoài đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể giúp liền vết thương nhờ cung cấp một lớp phủ bảo vệ tạo môi trường ẩm.
3. Gừng
Cộng đồng khoa học cũng thừa nhận gừng là một kháng sinh tự nhiên. Một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu công bố vào năm 2017, đã chứng minh khả năng chống nhiều chủng vi khuẩn của gừng.
Các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá khả năng của gừng để chống say sóng và và buồn nôn và giảm lượng đường trong máu.
4. Hoa cúc tím (Echinacea)
![]() |
Từ lâu hoa cúc tím (Echinacea) đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng |
Thổ dân Mỹ và nhiều thầy lang đã sử dụng echinacea từ hàng trăm năm nay để điều trị các nhiễm trùng và vết thương. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu hiểu tại sao.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Biomedicine and Biotechnology báo cáo rằng chiết xuất hoa cúc tím Echinacea purpurea có thể tiêu diệt loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm Streptococcus pyogenes (S. pyogenes).
S. pyogenes là thủ phạm gây viêm họng, hội chứng sốc nhiễm độc, và "bệnh ăn thịt người" có tên là viêm cân hoại tử.
Echinacea cũng có thể chống lại viêm do nhiễm khuẩn.
5. Mao lương hoa vàng (Goldenseal)
Goldenseal thường được sử dụng ở dạng trà hoặc viên nang để điều trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, nó cũng có thể chống lại bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và nhiễm trùng đường tiểu.
Ngoài ra, kết quả của một nghiên cứu gần đây ủng hộ việc sử dụng Goldenseal để điều trị nhiễm trùng da. Trong phòng thí nghiệm, chiết xuất Goldenseal đã được sử dụng để ngăn ngừa MRSA gây tổn thương mô.
Người bệnh đang sử dụng thuốc kê đơn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng Goldenseal vì có thể gây tương tác thuốc.
Goldenseal cũng chứa berberin, một thành phần quan trọng của kháng sinh tự nhiên. Chất alkaloid này không an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi, hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
6. Đinh hương
Trong y học cổ truyền Đinh hương thường được dùng trong nha khoa. Nghiên cứu thấy rằng nước sắc Đinh hương có thể hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli.
7. Kinh giới cay (Oregano)
![]() |
Một số người tin rằng oregano tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hoá. Nó có thể có đặc tính chống viêm.
Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác minh được những tuyên bố này, một số nghiên cứu cho thấy rằng Oregano là một trong số các kháng sinh tự nhiên hiệu quả, đặc biệt khi điều chế thành tinh dầu.
Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
