--> -->
Dòng sự kiện:

83% nữ công nhân viên chức, lao động chưa có nhà ở tại TP.HCM

24/04/2022 17:51

Chia sẻ
Ngày 24/4, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (HĐND TP.HCM) tổ chức chương trình tiếp xúc cử tri nữ công nhân, viên chức, lao động với chủ đề “chính sách an sinh xã hội - nhà ở cho công nhân, viên chức, người lao động”.
Một phụ nữ 61 tuổi tử vong sau khi cấy mỡ ngực tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam TP.HCM kiến nghị tạm ngưng khai báo y tế đối với người nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất Đấu giá quyền sử dụng đất công khai tạo môi trường công bằng cho nhà đầu tư

Tại chương trình tiếp xúc, HĐND TP.HCM đã công bố kết quả điều tra xã hội về nhu cầu nhà ở của nữ công nhân lao động trên địa bàn nhằm đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội - nhà ở cho công nhân, viên chức, người lao động, bảo đảm phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững của Thành phố.

Theo đó, từ ngày 12 đến 17/4, Ban Đô thị HĐND TP.HCM phối hợp Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM đã tổ chức khảo sát trực tuyến về nhu cầu nhà ở của cử tri nữ công nhân, viên chức, lao động thành phố.

Kết quả ghi nhận sự tham gia tích cực của 40.950 cử tri nữ công nhân, viên chức, lao động. Trong đó lực lượng cán bộ, công chức, viên chức tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ 58%; công nhân chiếm tỷ lệ 28%.

83% nữ công nhân viên chức, lao động chưa có nhà ở tại TP.HCM
Nhà ở xã hội Becamex tại Bình Dương đáp ứng được nhu cầu lớn của công nhân, người lao động.

Về nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội 64% các nữ công nhân, viên chức, lao động tham gia khảo sát có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội; trong số đó 70% có nhu cầu mua nhà cho từ 3 đến 4 người ở; 81,4% có nhu cầu mua nhà với diện tích từ 50 m2 đến 70m2. Về tình trạng nhà ở cuộc khảo sát ghi nhận, 41% các chị tham gia khảo sát cho biết hiện đang ở nhà thuê; 36% ở chung với gia đình; chỉ có 17% có nhà ở tại Thành phố.

Về mức thu nhập phổ biến nhất của các chị em tham gia khảo sát là từ 5 đến 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 40%. Với khả năng trả nợ: 76% các chị em được khảo sát trả lời chỉ có thể trả trước dưới 500 triệu đồng khi thực hiện vay vốn để mua nhà; 53% lựa chọn thời hạn vay từ 10 đến dưới 15 năm.

Về giá trị nhà: 36% các chị em được khảo sát lựa chọn mua nhà từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ; tiếp đến là 34% lựa chọn mua nhà từ 1 tỷ đến dưới 1,5 tỷ.

Những số liệu thống kê từ cuộc khảo sát vừa qua tuy chỉ khảo sát được một phần nhỏ trong tổng số công nhân, viên chức, người lao động của thành phố (tỷ lệ khảo sát chiếm 2% trên tổng số nữ công nhân, viên chức, lao động thành phố) nhưng đã phần nào phản ánh được bức tranh về thực trạng và nhu cầu nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động.

Với chủ trương phát triển nhà ở xã hội, sau 15 năm, Thành phố đã đưa vào sử dụng 31 dự án nhà ở xã hội với 1,55 triệu m2 sàn, tương ứng 18.800 căn hộ.

Trong đó giai đoạn từ năm 2016 - 2020 là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ, đã có 19 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,19 triệu m2 sàn, tương ứng 14.900 căn hộ. Các dự án chung cư nhà ở xã hội ra đời đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của một bộ phận người thu nhập thấp và cán bộ công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở trên địa bàn Thành phố.

Từ năm 2005 đến nay, Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố đã hỗ trợ cho hơn 5.550 đối tượng có thu nhập thấp là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách thành phố được vay tiền để tạo lập nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở xã hội với tổng số tiền trên 2.802 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2018-2021, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 146 tỷ 226 triệu đồng cho 307 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, bao gồm: người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, lực lượng vũ trang; cán bộ, công chức, viên chức .

Về tình hình doanh nghiệp và người lao động, hiện nay, TP.HCM có 1 khu công nghệ cao với 88 doanh nghiệp hoạt động, 03 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp với hơn 1.400 doanh nghiệp hoạt động và trên 300.000 lao động (trong đó 70% là lao động ngoài tỉnh), tỷ lệ lao động nữ chiếm 57%.

Trên địa bàn Thành phố có khoảng 280.000 doanh nghiệp và 460.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể đang hoạt động, sử dụng hơn 4,7 triệu lao động (gồm 2,4 triệu lao động ở khu vực chính thức và hơn 2,3 triệu lao động tự do ở khu vực phi chính thức), tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ 45%.

Tính đến hết quý 1/2022, số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là hơn 2,3 triệu người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 49,5%. Toàn Thành phố hiện có 20.000 tổ chức công đoàn với 1,5 triệu đoàn viên, trong đó đoàn viên nữ chiếm 52%. Số đoàn viên công đoàn trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao là 280.000 người, tỷ lệ đoàn viên nữ chiếm 60%.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm