
9 tác dụng phụ cần biết của Nha đam
28/07/2018 09:18
![]() | Lô hội - "thần dược" tự nhiên cho sức khỏe |
![]() | Cách trị sẹo bằng thiên nhiên hiệu quả nhất hiện nay |
Cây Nha đam đã trở nên quen thuộc từ nhiều thế kỷ trước. Nó được trồng chủ yếu để lấy gel Nha đam. Ngày nay cây Nha đam được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, mỹ phẩm, thảo dược và thực phẩm chức năng.
![]() |
Cây Nha đam sản sinh ra hai chất - gel và nhựa, được sử dụng trong y học. Gel Nha đam là chất thịt trong suốt trong lá Nha đam. Còn nhựa Nha đam có màu vàng nhạt tiết ra từ từ dưới vỏ cây. Gel Nha đam có thành phần khoảng 96% là nước và chứa các vitamin A, B, C và E.
Hầu hết mọi người ăn gel Nha đam để điều trị bệnh tiểu đường, viêm gan, sụt cân, bệnh viêm ruột, loét dạ dày, viêm xương khớp, hen suyễn, sốt, ngứa và viêm, v.v… Thuốc từ gel Nha đam cũng được bôi tại chỗ trên da. Gel Nha đam tốt cho sức khỏe, tóc và da. Gel này cũng được sử dụng để làm nước ép Nha đam được sử dụng trong nhiều chế phẩm của y học cổ truyền Ấn Độ.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước ép Nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ khác nhau. Một số người cũng có thể bị dị ứng với nhựa của cây.
Sử dụng Nha đam có an toàn không?
Uống nước ép Nha đam có thể gây những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng họng và trong những trường hợp nặng, mất thị lực. Uống một lượng lớn nước ép Nha đam trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến suy thận.
Tác dụng phụ của nhựa Nha đam
Nhựa Nha đam có màu vàng và tiết ra từ dưới vỏ cây. Nuốt phải nhựa Nha đam có thể không an toàn, ngay cả khi với liều nhỏ. Các tác dụng phụ của nhựa Nha đam bao gồm các vấn đề liên quan đến thận, đau bụng và hạ kali máu.
![]() |
Những tác dụng phụ của nước ép Nha đam
1. Dị ứng da
Sử dụng gel Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi gel và ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.
2. Hạ đường huyết
Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết và do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam.
3. Các biến chứng khi mang thai và cho con bú
Cả gel hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai, và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.
4. Độc với gan
Liều cao của Nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.
5. Suy thận
Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa Nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam.
6. Mất cân bằng điện giải
Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
7. Khó chịu dạ dày
Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép Nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.
8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột.
9. Bệnh trĩ
Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép Nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Lưu ý: Nha đam có thể ảnh hưởng đến người phải phẫu thuật. Trong và sau phẫu thuật, Nha đam có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết. Nếu sắp phải phẫu thuật, hãy ngừng sử dụng Nha đam hai tuần trước phẫu thuật.
Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Xử phạt hành chính Công ty dược phẩm Nhất Nhất 200 triệu đồng

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội: Tích cực hiến máu tính nguyện

CLB Hà Nội tiếp tục bám sát Nam Định trong cuộc đua vô địch V-League

Những công việc liên quan đến AI vừa hấp dẫn vừa có thu nhập cao

Hiệp hội Gia cầm lên tiếng về trứng gà giả

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Hà Nội: Phát hiện 3 nhà xưởng sản xuất khí cười trong đường dây liên tỉnh bị triệt phá

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Nỗi lo vô sinh sau biến chứng quai bị và hành trình làm cha đầy bất ngờ

3 nguồn lực tài chính để hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân

Bệnh viện tiên phong áp dụng ISO 15189:2022 vào lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh

Ngành Y tế Thủ đô đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại lễ Vesak

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan
Tin đọc nhiều

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Giá vàng hôm nay (17/5): Vàng trong nước đảo chiều tăng nhẹ

Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/5: Mưa rào và dông, trời mát
