
97% lao động giúp việc gia đình không có bảo hiểm xã hội
10/11/2017 22:45
![]() | Đảm bảo quyền lợi của người lao động |
![]() | Nỗi ám ảnh mang tên... người giúp việc |
Cũng trong hội thảo, bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) đã cung cấp thêm nhiều số liệu khác về thực trạng lao động giúp việc gia đình ở nước ta hiện nay như: 19,5% có bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó phần lớn tự mua hoặc thuộc diện Nhà nước chi trả (hộ nghèo, gia đình chính sách); 48,6% có ý định ký kết hợp đồng với gia chủ; 18,6% người có dự định thỏa thuận về BHYT và chỉ 9,3% người có dự định thỏa thuận về BHXH.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, số liệu khảo sát của GFCD còn cho thấy, lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có trình độ học vấn thấp khi 20% dưới tiểu học, 57% học hết cấp 2; 96,8% chưa qua đào tạo nghề. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiểu biết về pháp luật khi có tới 70% lao động tiềm năng chưa biết đến các quy định pháp luật liên quan quyền lợi của người lao động.
Kéo theo đó là tình trạng 89,6% người đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động. Khảo sát cũng đã chỉ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bao gồm: 64,9% người lao động cho rằng việc ký hợp đồng là không cần thiết; 7,2% không biết cần ký hợp đồng; 17,5% làm việc cho người thân/họ hàng, số còn lại sợ mất lòng gia chủ.
Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh để nâng cao điều kiện việc làm cho lao động giúp việc gia đình cần thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng và người lao động. Tiếp đến là đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi định kiến về nghề này. Nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình, cán bộ cơ sở đi vận động từng hộ dân sử dụng lao động ký kết hợp đồng cụ thể, xây dựng và phổ biến rộng rãi các sổ tay kiến thức pháp luật, tờ rơi… tại những địa bàn dự án.
Đồng quan điểm trên, bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho biết, trước đây đã có hành lang pháp lý cụ thể bảo vệ quyền lợi cho những lao động này nhưng khi áp dụng vào thực tế lại chưa đạt được hiệu quả cao. Do đó, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, trung tâm GFCD và Tổ chức lao động Quốc tế đã xây dựng một hợp đồng mẫu trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn của công ước quốc tế, tham khảo khuôn mẫu của các nước liên quan. Hợp đồng tiêu chuẩn này sẽ nêu rõ quyền và trách nhiệm của cả lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, mô tả công việc, điều kiện làm việc; sử dụng ngôn ngữ nhạy cảm giới và không phân biệt đối xử. Mục đích góp phần nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động.

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tuyên dương 1.426 công nhân giỏi

Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
