
Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học
02/05/2025 11:22
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 44% tổng nhu cầu tuyển dụng Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi |
Theo Bản tin thị trường lao động quý I/2025 do Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước và Lao động (Bộ Nội vụ) công bố mới đây, thị trường lao động quý I ghi nhận xu hướng tuyển dụng chủ yếu tập trung ở nhóm có trình độ từ đại học trở lên.
Cụ thể theo thống kê từ các tin tuyển dụng của doanh nghiệp và thông tin lao động đi tìm việc trên các website quý I/2025, có đến 52,9% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, trong khi chỉ 50,8% người tìm việc đạt yêu cầu này; 40,4% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng cũng chỉ có 29,3% ứng viên thuộc nhóm này đi tìm việc. Chỉ 6,7% vị trí được tuyển dụng yêu cầu trình độ sơ cấp, hoặc không có chuyên môn kỹ thuật, song lại có đến 19,9% người đi tìm việc không có bằng cấp/chứng chỉ.
Trong quý I, các doanh nghiệp chủ yếu cần tuyển dụng lao động ở vị trí nhân viên, chiếm đến 67% nhu cầu tuyển dụng; 17,5% cần tuyển quản lý bậc trung; 7,5% vị trí quản lý bậc cao. Số việc làm tạm thời cần tuyển chỉ 8%, trong khi có đến 31,8% người tìm việc ở vị trí này. Cũng ở chiều người đi tìm việc, 45% người lao động tìm việc làm vị trí nhân viên; 14,5% người tìm vị trí quản lý bậc trung; 8,5% tìm việc ở vị trí quản lý bậc cao.
![]() |
Người lao động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại một phiên giao dịch việc làm tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh minh họa |
Quý I/2025 cũng ghi nhận 5 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất: Bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh bất động sản; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; giáo dục và đào tạo; lập trình máy tính, dịch vụ công nghệ thông tin. 5 nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là nhân viên bán hàng; nhân viên dịch vụ khách hàng; nhân viên kinh doanh và quản lý; lao động trong lĩnh vực kỹ thuật; logistic/vận tải.
Trong khi người lao động đi tìm việc nhiều nhất tập trung vào các nhóm nghề như: Quản trị doanh nghiệp; nhân viên thông tin khách hàng; nhân viên bán hàng, mua sắm và môi giới; nhân viên bán hàng khác; nhân viên kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo.
Về triển vọng thị trường lao động quý II/2025, Bộ Nội vụ nhận định khoảng 52,2 triệu người có việc làm, tăng 350 nghìn người so với quý I.
Dự kiến một số nhóm ngành sẽ tăng tuyển dụng lao động và có thêm việc làm như: Sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện, với mức tăng lần lượt 4,95%; 4,2% và 3,7%. Ngược lại, một số ngành dự kiến giảm việc làm là khai khoáng; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm thuốc lá.

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Ronaldo tịt ngòi, Al-Nassr thua ngược cay đắng trước Al-Ittihad của Benzema

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025
