--> -->
Dòng sự kiện:

ACB và tương lai của những khoản nợ khó đòi

10/06/2016 12:48

Chia sẻ
Hiện ACB còn 2 khoản nợ trên liên ngân hàng tại các ngân hàng 0 đồng là Ngân hàng Xây Dựng (CB) là 400 tỷ đồng và Ngân hàng Dầu khí (GPBank) là 772 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng còn một khoản phải thu lên tới 5.767 tỷ đồng liên quan tới nhóm 6 công ty liên quan đến lãnh đạo cũ của ngân hàng là ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên).
acb va tuong lai cua nhung khoan no kho doi Ngân hàng 'ăn bớt' dự phòng rủi ro?
acb va tuong lai cua nhung khoan no kho doi 22 ngân hàng bị điều tra vì nhận tiền gửi trái quy định của ACB
acb va tuong lai cua nhung khoan no kho doi
Ảnh minh họa.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 mới đây, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cho biết, mặc dù khoản nợ liên quan đến lãnh đạo cũ của ngân hàng là rất lớn nhưng tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp trong nhóm này cân đối được nợ vay. Kế hoạch xử lý các khoản nợ này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê chuẩn. Mục tiêu của ACB trong năm 2016 là cố gắng, thảo luận đưa ra phương án xử lý với người vay để bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ với mức 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn ngân hàng dự kiến trích lập dự phòng 1.000 tỷ đồng cho nợ của nhóm 6 công ty này, trong đó đã trích lập 200 tỷ đồng trong quý I/2016. Vị lãnh đạo này cũng cho biết, ngân hàng đánh giá có khả năng thu phần lớn khoản nợ này và có thể hoàn nhập dự phòng.

Như vậy, trong quý I/2016, ngân hàng đã hoàn thành 20% kế hoạch của năm nay.

Hiện ACB cũng đang tích cực thanh lý tài sản thế chấp, và nếu ACB có thể đẩy nhanh tiến độ, gánh nặng liên quan đến vấn đề này có thể sẽ được giảm bớt trong những năm tới.

Mặc dù vậy, trong báo cáo phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vẫn giữ nguyên quan điểm thận trọng khi ước tính khả năng thu hồi của ACB đối với nhóm các công ty này và cho rằng, ngân hàng có thể thu hồi 30% các khoản vay không có tài sản thế chấp, đồng nghĩa với 688 tỷ đồng có thể được thu hồi. Phần còn lại có thể được ghi nhận dự phòng giai đoạn 2016-2018.

Về khoản tiền 772 tỷ đồng tại GPBank, lãnh đạo ngân hàng cho biết, đã đàm phán mua tài sản cố định để gán nợ. Tính đến ngày 7/4, ACB đã mua nợ hơn 500 tỷ đồng, chuyển nợ từ không sinh lời tốt sang sinh lời tốt, với lãi suất 9,2%.

Khoản còn lại 272 tỷ đồng, từ nay đến 30/9, ACB chuẩn bị thủ tục mua tài sản do GPBank sở hữu trên cở sở phê duyệt của NHNN. Năm 2016, ACB sẽ tất toán các khoản tiền gửi liên ngân hàng không sinh lời và chuyển thành tài sản sinh lời tốt.

Theo trao đổi, lãnh đạo của ngân hàng cho biết các tài sản này là trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất trung bình 9,2%. Theo VCSC, 500 tỷ đồng sẽ được hoán đổi trong năm 2016, thêm 72 tỷ đồng trong năm 2017, và 200 tỷ đồng sẽ giữ nguyên là khoản vay liên ngân hàng.

"Tuy nhiên, tình hình tài chính không tốt của GP Bank khiến chúng tôi nghi ngờ về chất lượng của lượng trái phiếu này", chuyên gia VCSC nhận định.

ACB còn một khoản phải thu từ CB là 400 tỷ đồng. Ngân hàng này hiện đang chịu giám sát của NHNN, NHNN đã đồng ý hoàn trả cho ACB trong vòng 5 năm theo phương án thanh toán định kỳ với lãi suất 2%/năm, do đó, khoảng 88 tỷ đồng sẽ được thanh toán trong năm đầu tiên.

ACB cũng có kế hoạch tái phân loại khoản nợ này thành nợ Nhóm 1 khi CB bắt đầu thanh toán, đồng nghĩa với khoản dự phòng 176 tỷ đồng sẽ được hoàn nhập, và ACB cũng sẽ bắt đầu ghi nhận lãi dự thu. Trong trường hợp này, báo cáo KQKD sẽ được ghi tăng khoảng 184 tỷ đồng, là các khoản doanh thu liên quan đến CB.

Tuy nhiên, tình hình của CB vẫn còn khó khăn. Do đó, VCSC cho rằng, khoản dự phòng chỉ nên được hoàn nhập theo tốc độ giảm của dự nợ chính thức.

Mặc dù hành trình để ACB có thể giải quyết đống nợ tồn từ giai đoạn trước sẽ còn nhiều gian nan, nhưng những chỉ số cốt lõi của ngân hàng trong thời gian gần đây lại cho thấy những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, kết thúc quý I/2016, dư nợ cho vay đạt 144.229 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cuối năm 2015. Đây là tốc độ tăng trưởng quý I cao nhất kể từ năm 2009. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) cũng diễn biến tích cực khi so sánh với cả quý I/2015 và cả năm 2015, tăng lên 3,2% so với 3,1% trong cả hai kỳ so sánh.

Theo đánh giá của VCSC, NIM quý I/2016 tăng do ngân hàng ít phải thoái thu các khoản lãi phải thu,và sử dụng nhiều khoản vay ngân hàng với chi phí thấp để tài trợ cho tăng trưởng tín dụng. Chi phí dự phòng trong quý I/2016 tỏ ra "phức tạp" hơn quý I/2015 một khoản chi phí dự phòng đáng kể được ghi vào mục “thu nhập từ đầu tư chứng khoán”, bên cạnh khoản chi phí dự phòng tín dụng thông thường.

Xét về tổng thể, chi phí dự phòng quý I/2016 đạt tổng cộng 436 tỷ đồng, so với 295 tỷ đồng (13 triệu USD) trong cùng kỳ năm trước. Dù chi phí dự phòng gia tăng, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế vẫn tăng lần lượt 8,3% và 10,5%. Thu nhập lãi ròng (NII) đóng góp phần lớn trong mức tăng lợi nhuận với lợi nhuận 13,8% hàng năm trong khi thu nhập ngoài lãi (Non NII) giảm 47,2% trong quý I/2016.

Khoản mục thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng từ ghi nhận dự phòng cho trái phiếu của “nhóm 6 công ty” liên quan đến một thành viên lãnh đạo trước đây là "bầu" Kiên. Theo tính toán của chúng tôi, non-NII tăng 43,6% nếu không tính đến khoản dự phòng này.

Kế hoạch tăng trưởng tín dụng của ACB năm 2016 là 18% và ngân hàng đã đạt được 7,6% sau 3 tháng đầu tiên, làm gia tăng lo ngại về việc ACB có thể phải giảm tốc độ giải ngân. Tuy nhiên, theo quan điểm của VCSC, thực tế việc ACB không xóa nợ xấu trong quý I/2016 cũng có vai trò trong tăng trưởng tín dụng.

Trong vài tháng tới, ACB có thể xóa nợ xấu hoặc NHNN có thể tăng thêm hạn mức tín dụng cho ngân hàng vào cuối năm nay. Trong cả 2 trường hợp trên, sẽ đều có thêm dự địa để tiếp tục giải ngân khoản vay và do đó, thu nhập lãi ròng sẽ gia tăng thêm trong năm nay.

Theo bizlive.vn

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm