--> -->
Dòng sự kiện:

Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội

04/10/2024 14:14

Chia sẻ
Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3 Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Áp dụng mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp, trực tuyến

Tại kỳ họp thứ 18 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, trình bày tờ trình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thế Cương cho biết, tính đến tháng 7/2024, thành phố Hà Nội có 298 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), trong đó: 296 cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; 2 cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (không thuộc loại hình đơn vị trên).

Đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, tính đến tháng 7/2024, Hà Nội có 17 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chất lượng cao. Trong đó: 16 cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tự bảo đảm chi thường xuyên; 1 cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (Trường THCS Chu Văn An - Long Biên).

Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương trình bày tờ trình.

Với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của Hà Nội năm học 2024 - 2025.

Theo đó, đối tượng áp dụng nghị quyết gồm: Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên của thành phố Hà Nội (không bao gồm các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục theo quy định tại Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND thành phố Hà Nội về giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của Hà Nội;

Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao và trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục này. Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội và trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục này.

Cụ thể quy định về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025:

Mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp, chi tiết cụ thể như dưới đây:

Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội
Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội

Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến: Bằng 75% mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp và được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.

Nghị quyết cũng quy định áp dụng mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp, trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.

Đối với các tháng đồng thời áp dụng cả hai hình thức học trực tiếp và trực tuyến: Căn cứ thời gian học tập của học sinh tại đơn vị đó để áp dụng mức thu học phí của tháng đó.

Trường hợp thời gian học tập theo hình thức học trực tiếp từ 14 ngày trở lên, thì thực hiện thu theo hình thức học trực tiếp; trường hợp thời gian học tập theo hình thức học trực tuyến từ 14 ngày trở lên thì thực hiện thu theo hình thức học trực tuyến (bao gồm cả số ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) và mức thu học phí tương ứng đã được quy định.

Thời gian thu học phí thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Thông qua giá dịch vụ giáo dục đối với trường sử dụng ngân sách nhà nước

Cũng tại phiên họp, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định giá dịch vụ giáo dục để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.

Trình bày tờ trình, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết, lý do đề xuất là do giá dịch vụ giáo dục quy định tại Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND Thành phố quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của Hà Nội được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng; từ ngày 1/7/2024 mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng vậy cần thiết bổ sung chi phí tiền lương tăng thêm vào giá dịch vụ giáo dục bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương theo quy định của Chính phủ.

Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội
Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND thành phố Hà Nội.

Dự kiến giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của Hà Nội theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng và tỷ trọng cơ cấu tiền lương trong giá dịch vụ.

Về đánh giá tác động, đối với người học, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, quy định: “Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phi của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phi dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này”.

Hiện nay mức thu học phí được quy định tại Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND Thành phố quy định về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội từ năm học 2023 - 2024.

Như vậy, việc ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định giá dịch vụ giáo dục để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của Hà Nội theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng sẽ không tăng thu đối với người học.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, để đảm bảo kịp thời nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP đối với 296 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thực hiện thí điểm đặt hàng của Thành phố năm học 2023 - 2024 và tiếp tục đặt hàng dịch vụ giáo dục đối với năm học 2024 - 2025 và năm học 2025 - 2026 theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng (thời gian triển khai và thời gian hoàn thành dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được tính từ ngày 1/9 năm trước, đến hết ngày 31/8 của năm liền kề).

Đối với ngân sách đặt hàng, ngân sách đặt hàng tăng tương ứng với nhu cầu cải cách tiền lương từ mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng lên 2.340.000 đồng/tháng.

Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố cũng bày tỏ đồng tình cao với tờ trình và dự thảo nghị quyết trước khi đại biểu HĐND Thành phố bấm nút thông qua.

Với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định giá dịch vụ giáo dục để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của Hà Nội.

Đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của Hà Nội thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT tham gia thực hiện thí điểm đặt hàng cung ứng dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội); các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Hà Nội; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của Hà Nội và tỷ trọng cơ cấu tiền lương trong giá dịch vụ dưới đây. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí theo quy định của HĐND Thành phố.

Ngân Phương

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm