
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
04/10/2024 15:49
Biểu dương 100 người cao tuổi vận động con, cháu thực hiện tốt chính sách dân số Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh xã hội |
Nghị quyết quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội gồm: Tín dụng đối với học sinh, sinh viên (học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình có từ 2 con trở lên đang học tại các trường đại học hoặc tương đương đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật);
Hộ gia đình có vợ/chồng là người dân tộc thiểu số/người khuyết tật, hoặc có vợ/chồng đã chết; hộ gia đình có thành viên là đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật về người có công.
Tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường áp dụng với hộ gia đình cư trú tại phường thuộc quận, thị xã trên địa bàn thành phố chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.
![]() |
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Bạch Liên Hương trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết. |
Tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm áp dụng với người lao động có việc làm đang đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của người lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố được Cục thống kê thành phố Hà Nội công bố theo từng năm.
Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Bạch Liên Hương cho biết: Với đặc thù về mặt bằng giá cả, điều kiện sống, mức sống Hà Nội cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, các tiêu chí về nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô, tiêu chí về giảm nghèo, tạo việc làm... của Hà Nội cũng có nhiều đặc thù và cao hơn so với tiêu chí chung của cả nước;
Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội cũng cần phải có những đặc thù riêng khác với đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng từ nguồn vốn Trung ương.
Thực tế cho thấy, quá trình triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các quy định hiện hành đang cho thấy một số bất cập về đối tượng được vay vốn, nhiều nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn so với mặt bằng chung của Thành phố; chưa được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để phục vụ nhu cầu việc làm, học tập, đời sống theo quy định hiện hành của Trung ương.
Cụ thể, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã có việc làm nhưng thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn (nhất là đối với những trường hợp công nhân làm theo ca, kíp tại các khu công nghiệp) muốn mở rộng việc làm (có thêm phương án sản xuất kinh doanh cho bản thân và các thành viên trong hộ gia đình ngoài giờ làm việc như: Mở cửa hàng kinh doanh tại nhà, chăn nuôi, trồng trợt...), nhưng không được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Hộ gia đình có nhiều hơn 1 con cùng lúc đang học đại học hoặc các trường tương đương đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề; hộ gia đình có vợ/chồng đã chết hoặc vợ/chồng là người khuyết tật hoặc vợ/chồng là người dân tộc thiểu số, hộ gia đình người có công với cách mạng... mặc dù có hoàn cảnh khó khăn so với mặt bằng chung của Thành phố nhưng hiện nay chưa thế tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách của một số chương trình tín dụng đề phục vụ nhu cầu học tập, đời sống, việc làm do không thuộc đối tượng vay vốn theo quy định của Trung ương…
Người dân sinh sống tại một số huyện của Thành phố sẽ được lên quận trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 cũng sẽ không được tiếp cận nguồn vốn vay để xây mới/cải tạo công trình nước sạch, công trình vệ sinh khi địa bàn huyện được công nhận lên quận…
Chính vì vậy, để khắc phục những tồn tại về đối tượng thụ hưởng nói trên, tạo điều kiện để những đối tượng khó khăn trên địa bàn thành phố được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu học tập, đời sống, việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân Thủ đô, cần thiết phải xem xét bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
