
Bảo vệ nữ lao động nhập cư: Cần sự chung tay của cả cộng đồng
22/12/2016 10:49
![]() | Trung thu cho trẻ em lao động nhập cư |
![]() | Lao động nhập cư cần được tiếp cận các chính sách an sinh |
Nhiều khó khăn
Sinh ra và lớn lên trong cảnh chân lấm tay bùn, Nguyễn Thu Hà, quê Thanh Hóa luôn ấp ủ ước mơ sẽ được sống và làm việc nơi thành phố hoa lệ để đổi thay số phận. Thế nhưng lực học có hạn, nên trong khi nhiều bạn bè “thoát ly” đồng ruộng bằng con đường học hành thì Hà đành “Thủ đô tiến” bằng cách đi làm công nhân may trong khu công nghiệp Vĩnh Tuy.
![]() |
Lao động nữ nhập cư còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ảnh minh họa |
Thế nhưng, những ngày đầu ra Thành phố, Hà không khỏi cảm thấy “choáng”. Phố xá ồn ào, đông đúc, đi đâu cô cũng thấy lơ ngơ, lạ lẫm. Giá cả sinh hoạt thì đắt đỏ. Đã thế công việc lại căng thẳng, thu nhập thấp, nhà trọ tạm bợ, đời sống tinh thần nghèo nàn...
Nhớ về quê, Hà không khỏi ngậm ngùi: “Hầu hết các bạn gái trẻ như em đều không thoả mãn với những điều mong đợi trước khi rời quê ra đây. Ở Thành phố đấy, nhưng cuộc sống không bằng ở quê. Lúc này em mới cảm nhận được rằng, quê nhà mới thực sự là nơi bọn em thấy bình yên, hạnh phúc...”.
Phản ánh với phóng viên, một số nữ công nhân nhập cư cho biết, họ chưa được tiếp cận với dịch vụ y tế công cộng tại địa bàn họ sinh sống, làm việc. Thời gian hoạt động của các cơ sở y tế lại trùng với thời gian làm việc của công nhân, nên rất khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi khám chữa bệnh, nên nhiều người phải đi ở các cơ sở y tế tư nhân. Do đó, nhiều lao động nữ nhập cư đều mong muốn Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế linh động bố trí thời gian làm việc hợp lý hơn; đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, cần mở các phòng khám đa khoa tại các khu công nghiệp, nhằm tạo thuận lợi cho CNLĐ nói chung, nữ CNLĐ nhập cư nói riêng được chăm sóc sức khỏe và yên tâm làm việc. |
Khác với Hà, động lực thôi thúc Phan Thị Nguyệt (quê Nghệ An) ra Thủ đô làm việc chính là thu nhập. “Bạn em làm công nhân lắp ráp điện tử trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Cô ấy nói thu nhập của cô ấy rất cao nên em khăn gói theo bạn ra đây làm việc với mong muốn cũng có được thu nhập như cô ấy”- Nguyệt nói.
Thế nhưng, cũng theo Nguyệt, thu nhập cao chưa thấy, cô gái trẻ đã sớm phải đối mặt với nhiều khó khăn của cuộc sống xa gia đình: Phòng trọ tạm bợ, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, áp lực công việc nhiều.
“Những đợt công ty có nhiều đơn hàng, chúng em phải tăng ca triền miên, khi ít đơn hàng, không phải tăng ca thì em lại xoay sở đi làm thêm các việc khác như phụ bán hàng tạp hóa, giúp việc gia đình để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và gửi về quê phụ giúp bố mẹ. Đi làm nhiều rất mệt nên buổi tối về nhà trọ, chúng em chỉ muốn lăn ra ngủ, không thiết tha xem ti vi, đọc báo, đi chơi hay giao lưu kết bạn với ai”- Nguyệt tâm sự.
Cuộc sống của Hà và Nguyệt có lẽ cũng là cuộc sống của đại đa số nữ CNLĐ ngoại tỉnh. Theo một khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam), có khoảng 20% công nhân bức xúc phải làm thêm giờ nhiều và 25% bức xúc về trả lương làm thêm giờ thấp...
Tuy nhiên, vì đồng lương thấp, lại phải chi trả một số khoản khác khi phải sống xa gia đình như thuê phòng trọ với giá điện, giá nước cao; sinh hoạt đắt đỏ ở địa bàn có nhiều NLĐ... nên phần lớn CNLĐ đều chấp nhận việc làm thêm giờ, tăng ca. Thậm chí coi đó là một “cứu cánh” để tồn tại.
Tăng cường bảo vệ
Ngoài những khó khăn về việc làm, thu nhập và vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc sống thị thành như đã nói trên, đời sống lao động nữ nhập cư còn bị ảnh hưởng do đa số lao động nữ nhập cư có trình độ hạn chế, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội gần như bị bó hẹp.
Trong đó, họ gần như “mù tịt” và không quan tâm kiến thức về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản- những kiến thức thiết thân nhất với nữ CNLĐ nhập cư, đang độ tuổi yêu đương, lập gia đình và sinh nở. Đây là nguyên nhân của tình trạng sống thử, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai xảy ra khá thường xuyên trong nữ công nhân các khu công nghiệp, chế xuất.
Thực trạng đời sống của CNLĐ nhập cư nói chung, lao động nữ nhập cư nói riêng, thời gian qua, các cấp CĐ Thủ đô đã có nhiều giải pháp thiết thực để chăm lo, cải thiện đời sống của NLĐ, nhất là lao động nữ.
Theo Phó chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa, hàng năm, LĐLĐ Thành phố trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các cấp CĐ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp. Thông qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách và quan tâm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ.
Các cấp CĐ Thủ đô cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là nâng cao nhận thức về xã hội, pháp luật, kiến thức về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ nhập cư để lao động nữ có thể hiểu biết, tự bảo vệ và làm chủ cuộc sống của mình.
Cùng với đó, các cấp CĐ Thủ đô đẩy mạnh công tác xã hội: Tặng quà, trợ cấp cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ nhà mái ấm công đoàn cho CNLĐ. Vào dịp Tháng công nhân hàng năm, các cấp CĐ Thủ đô cũng tổ chức nhiều buổi khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí, trong đó có khám, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho công nhân v.v...
Những hoạt động tích cực của các cấp CĐ Thủ đô đã phần nào san sẻ được khó khăn cho các CNLĐ ngoại tỉnh nói chung, và lao động nữ nhập cư nói riêng.
Ngọc Tú

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share A Coke”

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Giữ vững, phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn sau khi tinh gọn tổ chức, bộ máy

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân 2025

Gia Lâm: Hơn 1.200 công nhân được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi”

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Lấy người lao động làm trung tâm trong mọi hoạt động
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
