--> -->
Dòng sự kiện:

Bia hơi Hà Nội, nét ẩm thực dân dã

08/07/2016 10:04

Chia sẻ
Trong suốt bề dày hơn 1.000 năm lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thì bia hơi là một trong những nét văn hóa ẩm thực rất riêng, độc đáo của người Hà Thành mà không nơi nào có được.
bia hoi ha noi net am thuc dan da Ngắm hoa bằng lăng tím trời Hà Nội
bia hoi ha noi net am thuc dan da Hà Nội và ký ức xe đạp

Bia hơi xuất hiện tại Hà Nội từ những năm 1890 của thế kỷ XIX. Nhiều năm trôi qua, cùng với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử dân tộc, văn hóa bia hơi Hà Nội vẫn được lưu giữ và phát triển với một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.

bia hoi ha noi net am thuc dan da
Bia hơi Hà Nội là nét văn hóa ẩm thực dân dã của người dân Hà Thành.

Cũng như hàng loạt những món đồ thiết yếu của thời bao cấp như gạo, thịt, xà phòng… thì bia hơi cũng nằm trong danh mục phải xếp hàng vài giờ đồng hồ chờ mua. Cho đến bây giờ, quán bia hơi còn đọng lại trong ký ức nhiều người là thứ bia hơi “chuồng cọp” bởi bãi bia ngày đó được bán ở đằng sau những hàng rào sắt kiên cố, với vài chiếc bàn chân sắt gỉ nhoèn đen sì, mặt bàn bằng đá granito sứt sẹo, còn khách uống bia … đứng là chính. Trong những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, các quán bia nổi danh ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, vườn hoa Cổ Tân lúc nào cũng đông chật khách.

Bia hơi thời đó giá chỉ có 3 hào một vại 0,5 lít. Cốc bia bằng thủy tinh đúng 0,5 lít, to như cái vại, nâng lên lâu mà không uống chắc mỏi… rã tay. Đồ nhắm là mấy gói lạc rang húng lìu đựng trong tờ giấy báo nhỏ cuộn hình “sâu kèn”, những hạt lạc nóng hổi, áo lạc màu nâu sẫm , hạt lạc tròn mẩy giòn tan, đều tăm tắp, phảng phất mùi hương húng lìu thơm nhẹ…  Rẻ là vậy, nhưng bia thời bao cấp cũng rất hiếm, bởi khi đó cái gì cũng mua bằng tem phiếu. Vì vậy, mà người sành bia lúc nào cũng khao khát cháy bỏng để có được một cốc bia mà thưởng thức.

Ngày nay, mặc dù có rất nhiều các loại bia và đồ uống khác nhau cùng tồn tại, song, nhắc tới văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ, người ta không thể không nhắc tới bia hơi. Ngược lại, chỉ cần nhắc tới bia hơi, người ta cũng đã có thể dễ dàng mường tượng và hình dung ra những hình ảnh đặc trưng rất riêng nơi vùng đất Thủ đô.

Thời nay, đi uống bia là vào những quán bia lớn - với đủ loại bia ta, tây, hoặc ngồi vỉa hè, gọi vài cốc bia hơi và nhân viên phục vụ sẽ mang đến tận nơi.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại đồ uống, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều loại bia khác nhau, người ta đã sản xuất, chế tạo rất nhiều các loại cốc uống bia mới để đưa vào sử dụng. Những chiếc cốc có quai đi kèm bên cạnh việc được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp chuẩn thì còn tương đối dễ cầm, khá bắt mắt.

Mặc dù đã có sự thay đổi rất nhiều, song các quán bia hơi Hà Nội “đúng chất” ngày nay vẫn duy trì và giữ lại sử dụng một loại cốc duy nhất để uống bia hơi - cốc vại. Đó là loại cốc được thổi từ những mảnh thủy tinh tái chế với đặc điểm hình dáng xì xì, không quai, cầm tương đối đầy và chắc tay. Hình ảnh những chiếc cốc vại bia hơi, cùng với dòng chảy của lịch sử đã được đưa vào sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ trước và cho đến bây giờ, nó vẫn là một trong những hình ảnh đầu tiên được nhắc tới mỗi khi người ta tìm về những nét ẩm thực Hà Thành, những nét đẹp trong văn hóa bia hơi.

Đặc biệt những năm gần đây, khi trào lưu café, bia hơi, bóng đá… đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Hà Thành, nhất là vào mùa bóng đá World Cup, Euro… thì các quán bia hơi vỉa hè cũng vào mùa “ăn nên làm ra”. Để thu hút khách trong những ngày diễn ra, nhiều chủ cửa hàng bia hơi còn đầu tư tivi màn hình lớn phục vụ khách xem bóng đá. Ngoài bia ra, các món nhậu đi kèm như lạc luộc, trứng lộn, mực nướng và đủ món khác … cũng bán chạy hơn.

Diễn ra trong một tháng, Euro không chỉ là dịp thỏa mãn niềm đam mê của những người hâm mộ trái bóng tròn, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm, với mức thu nhập hấp hẫn cho hàng trăm chủ quán bia hơi. Tuy vậy, không thể phủ nhận bia hơi Hà Nội dân dã, người uống bia hơi không phân biệt sang - giàu đã trở thành hình ảnh đẹp bình dị của một phần trong đời sống của người dân Thủ đô.

Tuệ Liên

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm