--> -->
Dòng sự kiện:

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

03/09/2024 19:36

Chia sẻ
Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Hiện thực hóa giấc mơ thành phố ven sông Hồng Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ

Dòng chảy văn hoá

Suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, sông Hồng gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Một dòng chảy mang nặng những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội và cho sự phồn hoa đô hội.

Từ khát vọng hình thành thành phố hai bên bờ sông Hồng với một diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn, hài hòa với không gian văn hóa và lịch sử vốn có, Hà Nội đã nỗ lực thực hiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ vị trí quy hoạch cầu Hồng Hà nối huyện Đan Phượng với huyện Mê Linh đến vị trí quy hoạch cầu Mễ Sở nối huyện Thường Tín với huyện Văn Giang, Hưng Yên, từ đó triển khai một cách sâu rộng tới toàn hệ thống chính trị thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 80/KL-TW của Bộ Chính trị 4 về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng
Sớm hiện thực hóa “khát vọng” thành phố ven sông Hồng.

Trong nhiều nhiệm vụ lớn trước mắt, với lượng công việc đồ sộ nhưng thành phố luôn đặc biệt chú trọng đến các yếu tố về văn hóa, lịch sử nhằm tạo ra các trục không gian văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí mới mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Đơn cư như ý tưởng về một “quận nghệ thuật sông Hồng”. Rõ ràng với 5.400 ha đất bãi sông Hồng (chiếm 50%), Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội lớn, trong đó có các không gian sáng tạo. Đặc biệt, khu vực bãi giữa sông Hồng đã và đang có một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đề xuất xây dựng không gian sáng tạo kết nối với khu đô thị trung tâm từ nhiều năm qua. Quan tâm đến quy hoạch sông Hồng, các nhà quy hoạch, kiến trúc chỉ ra tại những vị trí ven sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng không gian sáng tạo, ví như các khu vực: Bên ngoài bán đảo Quảng An, Chương Dương, Phú Viên…

“Quận nghệ thuật sông Hồng” có thể kết nối được dễ dàng với các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội, hồ Tây, làng nghề Bát Tràng... Nơi này được ví như một chiếc “tổ” dành cho sáng tạo, có một không gian đủ rộng dành cho nhiều hoạt động sáng tạo quy tụ về đây. Đó là các studio sáng tạo, văn phòng nội thất, kiến trúc, marketing, truyền thông... để thu hút các nhà khởi nghiệp trẻ. “Tổ” này tạo nên một hệ sinh thái, vừa phục vụ cộng đồng sáng tạo, vừa phục vụ nhu cầu thụ hưởng của công chúng. Tại đây, nghệ thuật và sáng tạo là hai yếu tố xuyên suốt từ không gian bên trong các tòa nhà đến không gian ngoài trời.

Xuyên suốt trong nhiều buổi hội thảo khoa học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long đều nhấn mạnh, việc tạo lập một khu vực công viên văn hóa, du lịch chủ yếu dựa vào địa hình tự nhiên vốn có, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị đảm bảo văn minh, hiện đại, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết với lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống gắn liền với sông nước.

Với ý tưởng này, tại khu vực bãi giữa, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan du lịch nông nghiệp; các khu chức năng sáng tạo; sân chơi, khu thể thao... Khu vực bãi bồi hình thành công viên cây xanh; khu dịch vụ, khu thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Người dân kỳ vọng sớm triển khai

Theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, các khu vực dân cư bãi sông Hồng được tồn tại gồm: Khu dân cư thuộc các xã Chu Phan - Tráng Việt (huyện Mê Linh), Tàm Xá - Xuân Canh (huyện Đông Anh), các phường Nhật Tân - Tứ Liên (quận Tây Hồ), Hoàng Mai, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2 (quận Hoàng Mai), các xã Đông Dư - Bát Tràng và Kim Lan - Văn Đức (huyện Gia Lâm).

Ngoài ra, những khu vực dân cư hiện có ở bãi sông thuộc các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng cũng được tồn tại, chỉnh trang. Nội dung này có ý nghĩa hết sức thiết thực, đáp ứng mong mỏi của rất nhiều hộ dân sinh sống lâu năm tại khu vực ngoài bãi sông vốn phải chịu cảnh nhà cửa xuống cấp nhưng không được sửa chữa, xây mới vì phải chờ đợi quy hoạch.

Tuy vậy, từ khi Thành phố phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 đến nay đã hơn 2 năm nhưng cho đến nay việc làm tiếp theo là triển khai các Quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ; xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng theo quy định vẫn chưa được phê duyệt. Điều này phần nào đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Cụ thể, khi chưa có quy hoạch chi tiết, người dân dù có giấy tờ đầy đủ, ăn ở ổn định, đất không có tranh chấp cũng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thậm chí nhiều hộ dân sinh sống quanh khu vực ngoài đê sông Hồng đã có “sổ đỏ”, gia đình đông con hoặc con cái trưởng thành lập gia đình phát sinh nhiều thế hệ muốn xây mới, đặc biệt là các trường hợp nhà cửa sau nhiều năm xuống cấp muốn sửa chữa, nâng cấp, cải tạo nhưng đều không được phép.

Ghi nhận tại phường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, với hơn 11 nghìn nhân khẩu sinh sống tại khu vực bãi sông Hồng, người dân nơi đây rất vui mừng khi khu dân cư được định hướng quy hoạch giữ lại ổn định để chỉnh trang và hy vọng chỗ ở chật chội của nhiều gia đình sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Theo đại diện UBND Lĩnh Nam, đây là nội dung đã được các cử tri phản ánh nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Để giải quyết bức xúc của người dân, chính quyền quận đã tạo điều kiện cho phép người dân cải tạo, sửa chữa nhà ở khi xuống cấp, tuy nhiên còn nhiều trường hợp chưa thể giải quyết. Vì thế, chính quyền và người dân đều mong muốn quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sớm được triển khai.

Được biết, ngay sau khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã có nhiều văn bản đôn đốc các quận, huyện nhanh chóng rà soát dân cư, cắm mốc giới, thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500. Đến nay một số quận, huyện đã rà soát xong và có đề xuất ban đầu, nhưng vướng mắc lớn nhất khi thực hiện các quy hoạch chi tiết là sông Hồng chảy qua nhiều địa bàn, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố. Mọi hoạt động liên quan đến bờ sông đều phải thông qua các bộ, ngành liên quan dẫn đến quá trình triển khai kéo dài.

Quy hoạch chi tiết 1/500 là cơ sở pháp lý để thực hiện cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng. Tin tưởng rằng khối lượng công việc lớn nhưng với quyết tâm cao trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, các bản quy hoạch chi tiết sẽ sớm được hoàn thành để ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, cũng như đáp ứng được mong mỏi nhiều năm nay.

Suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, sông Hồng gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Một dòng chảy mang nặng những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội và cho sự phồn hoa đô hội.

Tuấn Dũng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm