
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính
03/09/2024 06:08
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024 Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học |
Năm năm trước, ông P.V.H (65 tuổi, ở Hà Nội) đi khám phát hiện mắc đái tháo đường type II và được bác sĩ tư vấn, kê đơn điều trị. Thời gian đầu ông tuân thủ uống thuốc và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Do thấy sức khỏe ổn định nên 2 năm gần đây, ông tự ý điều trị bằng insulin 8UI/ ngày mà không tái khám.
![]() |
Chân của bệnh nhân đái tháo đường có ổ loét, hoại tử, chảy dịch đục mủ vàng. |
Khoảng 2 tháng nay, ông H thấy xuất hiện đau nhức, tê bì cẳng chân hai bên, đau tăng khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, trước 1 tuần vào viện khám, bệnh nhân đau nhức cẳng chân liên tục cả khi nghỉ ngơi, sưng nóng tấy đỏ, chảy dịch mủ vàng, kèm theo sốt nhẹ, người mệt mỏi, háo khát nước, gầy sụt 5kg/2 tháng.
Tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, sau quá trình thăm khám, kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói (Glucose) và xét nghiệm đánh giá đường huyết trung bình trong 3 tháng (HbA1c) tăng cao nhiều lần; siêu âm mạch chi dưới có xơ vữa vôi hóa động mạch chầy trước gây hẹp 75-90% và siêu âm tim hở nhẹ van hai lá.
Bệnh nhân được chẩn đoán loét cẳng chân do biến chứng đái tháo đường type II, xơ vữa, hẹp động mạch cày trước 2 bên. Bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị mới, đến nay đường huyết ổn định trở lại, vết thương cẳng chân đã khô, nhưng thỉnh thoảng còn đau nhức và đau tăng khi đi lại.
Tương tự là trường hợp nam bệnh nhân (62 tuổi, ở Hà Nam) mắc bệnh viêm gan B mạn cách đây 5 năm luôn tuân thủ uống thuốc kháng vi rút Tenofovir 300mg theo đơn của bác sĩ. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân này đi kiểm tra sức khỏe, kết quả men gan ổn định, tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện. Tưởng tình trạng viêm gan B được kiểm soát nên bệnh nhân này tự ý dùng thuốc “cách nhật” cách ngày uống 1 viên.
Do có biểu hiện chán ăn, kèm mệt mỏi, nước tiểu sậm màu tăng dần, lượng nước tiểu ít, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám, bất ngờ với chẩn đoán đợt bùng phát viêm gan B mạn phải nhập viện điều trị nội trú nhằm tránh bệnh tiến triển nặng.
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương - Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm và Y học Nhiệt đới, Hệ thống Y tế Medlatec; Trưởng khoa Nội tổng hợp kiêm Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, đây là hai trong số những ca bệnh đến khám tại Hệ thống Y tế Medlatec có biến chứng do tự ý điều trị, hoặc điều chỉnh thuốc.
"Người bệnh cần lưu ý, bệnh mạn tính chỉ “hiền” khi bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị, nhưng lại “dữ” - gây biến chứng nghiêm trọng như tàn tật, tử vong nếu bệnh không được quản lý và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ", bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương cho hay, bệnh mạn tính rất đa dạng như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, viêm gan virus, bệnh tự miễn... có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính và hiện là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu hiện nay nên cần theo dõi, quản lý và điều trị liên tục.
Thống kê từ Hoa Kỳ cho thấy, người từ 65 tuổi trở lên, có 75% bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% bị ít nhất 2 bệnh mạn tính. "Bệnh mạn tính cần thời gian điều trị kéo dài, không chỉ 1 năm, 2 năm mà cần nhiều trường hợp cần chăm sóc liên tục cả đời. Do bệnh tiến triển thầm lặng, kéo dài, dễ tái phát, gây đau đớn, nhưng không thể ngừa bằng vaccine nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý hoang mang, lo lắng, làm suy giảm chất lượng sống cũng như gây tốn kém chi phí, thời gian của người bệnh", bác sĩ Cương cho hay.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu người bệnh có chuẩn đoán mắc bệnh mạn tính cần xác định chung sống “hòa bình” với bệnh suốt đời. Để tránh những biến chứng khôn lường do bệnh gây nên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối 3 nguyên tắc. Đầu tiên, cần phải định kỳ kiểm tra sức khỏe, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ; Cần đến ngay cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Hai là, tuân thủ uống thuốc theo đơn (chú ý về giờ giấc uống đều đặn, hàng ngày và vào một giờ nhất định nếu có), tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc. Trong quá trình điều trị, nếu thuốc có tác dụng phụ cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp.
Ba là, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hoặc lựa chọn thực phẩm theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Hòa thất vọng trước Indonesia, tuyển futsal nữ Thái Lan đối mặt nguy cơ bị loại khỏi giải châu Á

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
