
Tự ý dùng thuốc, chuốc họa vào thân
08/03/2025 11:26
Tự ý dùng thuốc gia truyền, bệnh nhân bị tiểu đường nặng hơn Hà Nội: Cứu thành công bệnh nhân ngộ độc nguy kịch vì tự ý dùng thuốc điều trị tiểu đường |
Rước thêm bệnh vào thân
Điển hình, tại Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân bị biến chứng cấp tính của đái tháo đường do dùng thuốc không đều.
![]() |
Bệnh nhân bị vàng da nặng do tự ý dừng thuốc điều trị viêm gan. |
Theo đó, nam bệnh nhân H.T.C (88 tuổi, ở Nghệ An) được chẩn đoán đái tháo đường type 2 (25 năm) cùng với các bệnh lý mãn tính kèm theo khác như tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính. Người bệnh đã được chỉ định điều trị kiểm soát đường huyết bằng insulin kết hợp các thuốc điều trị bệnh nền, nhưng do không sử dụng thuốc đều đặn nên đã xuất hiện những biến chứng cấp tính của đái tháo đường.
Người bệnh nhập Khoa Điều trị tích cực với triệu chứng mệt mỏi, gọi hỏi đáp ứng chậm chạp, tiểu nhiều, sút cân, ăn uống kém. Kết quả kiểm tra cho thấy mức đường huyết cao. Người bệnh nhanh chóng được làm xét nghiệm và được chẩn đoán tăng áp lực thẩm thấu, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh thận mạn.
Ngay lập tức, bệnh nhân đã được hồi sức dịch, bù điện giải và kiểm soát đường huyết bằng insulin đường tĩnh mạch liên tục. Sau quá trình điều trị, người bệnh tỉnh táo hoàn toàn, các triệu chứng của bệnh thuyên giảm, đường máu được kiểm soát ổn định.
Theo các bác sĩ, trường hợp người bệnh trên cho thấy tầm quan trọng của việc chẩn đoán và tuân thủ điều trị đối với bệnh đái tháo đường. Nếu không được chẩn đoán và tuân thủ điều trị đúng cách, người bệnh có thể sẽ gặp phải các biến chứng cấp tỉnh của bệnh như hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê do toan ceton, nhiễm trùng,…
Không chỉ tại Bệnh viện Bệnh nội tiết Trung ương, vừa qua tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca bệnh nhập viện do tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp… khiến tình trạng bệnh trở lên nguy kịch.
Trong đó có trường hợp bệnh nhân L.V.T (51 tuổi, ở Hải Phòng) bị vàng da nặng và suy gan cấp do tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B. Được biết, 2 năm trước, bệnh nhân T được chẩn đoán mắc viêm gan B mạn tính và có chỉ định dùng thuốc kháng vi rút để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không tuân thủ điều trị, uống thuốc không đều đặn và đặc biệt đã tự ý dừng thuốc hơn một tháng trước khi nhập viện.
Sau khoảng 2 tuần ngừng thuốc, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, sợ dầu mỡ, nhưng đã chủ quan không đi khám. Đến tuần thứ ba, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng vàng da rõ rệt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu và bụng chướng lên do cổ trướng. Trong tuần thứ tư, bệnh nhân phù toàn thân, xuất huyết dưới da, nhận thức chậm dần và phản ứng kém.
Gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trong tình trạng vàng da nặng, cổ trướng lớn, tiếp xúc chậm, lờ đờ, có dấu hiệu suy gan tiến triển. Mặc dù bệnh nhân đã được lọc máu và lọc huyết tương hai lần tại cơ sở y tế trước đó, tình trạng vẫn không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nguy kịch hơn là trường hợp nữ bệnh nhân dùng 1 đơn thuốc điều trị tăng huyết áp suốt 8 năm và bị đột quỵ não, phải đi mổ cấp cứu. Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhân C.T.H (66 tuổi, ở Hải Dương) được đưa tới cấp cứu trong tình trạng ý thức suy giảm dần, nói chậm, miệng bị méo.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân đột quỵ. |
Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não do tăng huyết áp. Ngay lập tức, bà H được đặt ống nội khí quản thở máy và chỉ định chụp CT sọ não cấp cứu. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy ổ xuất huyết não tại vị trí cạnh nhân bèo phải.
Vì nguy cơ tử vong rất cao, bà H đã được chỉ định phẫu thuật mổ cấp cứu ngay lập tức vào giữa đêm khuya. Cuộc phẫu thuật được tiến hành gấp gáp với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kéo dài hơn một giờ và khối máu tụ được lấy ra một cách gọn gàng.
Qua điều tra bệnh sử, các bác sĩ biết được rằng bệnh nhân từng bị tai biến mạch máu não, để lại di chứng liệt nửa người bên trái. Sau tai biến, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp và phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân không nhớ rõ loại thuốc mình sử dụng. Trong thời gian này, bệnh nhân cũng không thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ, dùng đơn thuốc cũ của 8 năm trước. Ngoài ra bệnh nhân thường xuyên quên uống thuốc huyết áp.
Trong những lần huyết áp tăng cao, bệnh nhân tự ra hiệu thuốc mua thuốc hạ huyết áp mà không thăm khám lại để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với hiện trạng. Điều này dẫn tới việc bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.
Bác sĩ Nguyễn Quang Thành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, khối máu tụ của bệnh nhân có kích thước 63x24mm gây đè đẩy nhân bèo và nhân đuôi phải lệch trái, chèn ép não thất bên phải. May mắn là khối máu tụ không làm tổn thương, chèn ép đến não.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân H được chuyển lên Trung tâm Hồi sức tích cực để theo dõi và hồi sức sau mổ. Sau mổ, bệnh nhân được dùng thuốc chống phù não, dần cắt an thần để hồi tỉnh, tập phục hồi chức năng. Hiện bệnh nhân đã tỉnh lại, vận động được tay chân bên phải và có thể gọi hỏi, nhận biết được xung quanh sau 8 ngày mổ xuất huyết não.
Theo bác sĩ Thành, xuất huyết não thường gặp ở người cao tuổi có bệnh lý nền như tăng huyết áp. Theo ước tính, khoảng 80% bệnh nhân bị xuất huyết não có tiền sử tăng huyết áp.
Từ ca bệnh trên bác sĩ Thành khuyến cáo: “Cần kiểm soát huyết áp đúng cách và thường xuyên, theo dõi sức khỏe có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não. Mỗi người cần duy trì huyết áp ở mức phù hợp thông qua lối sống khoa học, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ”.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người dân không nên dùng chung đơn thuốc dù là cùng bệnh. Mỗi cơ thể đều khác nhau, không ai giống ai, cho dù là những người cùng trong một gia đình. Thuốc có thể hợp ở người này nhưng có thể nguy hiểm với người khác. Người bệnh cần sự tư vấn và chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ, dược sĩ. Không chỉ với bệnh đái tháo đường, hay tăng huyết áp… mà với các bệnh khác người dân không tự ý sử dụng thuốc khi có bệnh, nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Gia Lâm: Hơn 1.200 công nhân được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi”

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
