
Cẩn trọng với đột quỵ khi thời tiết lạnh
04/03/2025 10:57
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ |
Nhiều yếu tố nguy cơ
Thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như Bệnh viện E, Bệnh viện Trung ương quân đội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh… đều ghi nhận bệnh nhân đến khám và điều trị do đột quỵ.Điển hình, tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), trung bình mỗi ngày, tiếp nhận khoảng 50-60 ca đột quỵ nặng và phức tạp. Đáng lưu ý, đột quỵ ở người trẻ (từ 45 tuổi trở xuống) có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây.
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức thăm, khám cho bệnh nhân. |
Theo các chuyên gia y tế, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) thông tin, có khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm. Bởi vì đây là thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
Theo bác sĩ Minh Đức: Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.
“Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não” - bác sĩ Minh Đức lý giải. Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, việc mọi người ăn những thức ăn chứa nhiều năng lượng giúp làm ấm cơ thể nhưng lại ít vận động khi trời lạnh, cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ mùa lạnh.
Cũng liên quan tới căn bệnh nguy hiểm này, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Phụ trách Trung tâm Oxy Cao áp Việt Nga cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, như nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân sâu xa và cả yếu tố nguy cơ. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ có thể do xơ vữa mạch máu khiến lòng mạch bị hẹp, thành mạch xơ cứng kém đàn hồi; cục máu đông, do rung nhĩ, do hội chứng tăng đông ở người bị viêm mạn tính, đái đường, do ít vận động; do mạch máu não co thắt đột ngột, khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc giận dữ, căng thẳng...
Còn nguyên nhân sâu xa gây đột quỵ do lão hóa thành mạch, do các gốc tự do làm tổn thương gây viêm thành mạch máu, kết hợp với tăng mỡ máu hình thành nên các mảng xơ vữa, đồng thời dễ tạo thành các cục máu đông và huyết khối do rung nhĩ; do đặt stent hoặc van tim nhân tạo…
“Bên cạnh đó, đột quỵ có thể do các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, rung nhĩ, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa mạch máu, hút thuốc lá, thừa cân, ít vận động, stress”- bác sĩ Hoàng thông tin.
Phòng đột quỵ mùa lạnh
Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính, hay xảy ra rất đột ngột và hậu quả thường gây tử vong hay tàn phế về sau. Tuy nhiên, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.Để phòng đột quỵ mùa lạnh, bác sĩ Hoàng cho biết cần kiểm soát tốt bệnh nền: Duy trì huyết áp dưới 130/85 mmHg; kiểm soát đường máu HbA1c dưới 7.0 nếu dưới 6.5 càng tốt; kiểm soát mỡ máu; siêu âm tim định kỳ để phát hiện huyết khối; uống thuốc ức kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ.
Đồng thời, mọi người, đặc biệt là người cao tuổi cần thay đổi lối sống tích cực bằng cách vận động nhẹ nhàng, tuần 3-4 buổi thể dục nhẹ, tổng thời gian 180 phút/tuần; bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia; giảm thịt đỏ và tăng ăn cá, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Mọi người nên hạn chế căng thẳng, nếu có thể nên đi ngủ trước 23h, ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày với người 60 tuổi, người trên 60 thì phải ngủ được 5 tiếng mỗi ngày.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Minh Đức cho biết mọi người cần chú ý chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh. Theo đó, mọi người nên vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Trời lạnh, nên uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không nên tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
“Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà”- bác sĩ Minh Đức nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng lưu ý thêm, mọi người nên tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng, làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, cần lưu ý không chích máu ngón tay người bệnh đột quỵ; không cử động, lắc người bệnh; không cho người bệnh ăn hay uống để tránh sặc,… Người nhà cũng không nên cạo gió, nặn chanh vào miệng. Đây là những quan niệm sai lầm, không hỗ trợ gì cho người bị đột quỵ.
Mọi người có thể dựa theo nguyên tắc FAST để nhận biết đột quỵ, bao gồm: F (Face - mặt): Khuôn mặt lệch, tê hoặc yếu một bên; A (Arms - tay): Yếu hoặc không nâng được một bên tay; S (Speech - lời nói): Nói khó, nói lắp hoặc không hiểu lời nói; T (Time - thời gian): Cấp cứu ngay lập tức, vì thời gian vàng trong 6 giờ đầu quyết định hiệu quả điều trị. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thị lực hoặc mất thăng bằng đột ngột,…
Mọi người có thể dựa theo nguyên tắc FAST để nhận biết đột quỵ, bao gồm: F (Face - mặt): Khuôn mặt lệch, tê hoặc yếu một bên; A (Arms - tay): Yếu hoặc không nâng được một bên tay; S (Speech - lời nói): Nói khó, nói lắp hoặc không hiểu lời nói; T (Time - thời gian): Cấp cứu ngay lập tức, vì thời gian vàng trong 6 giờ đầu quyết định hiệu quả điều trị. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thị lực hoặc mất thăng bằng đột ngột,… |
Minh Khuê

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Gia Lâm: Hơn 1.200 công nhân được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi”

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
