--> -->
Dòng sự kiện:

Bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư công dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025

17/08/2022 13:19

Chia sẻ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án số tiền 78.307,587 tỷ đồng, gồm: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Lập phương án xử lý từng dự án sử dụng đất nhưng chậm triển khai Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4

Tổng Thư ký Quốc hội vừa ban hành Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3).

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương bố trí, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 (đợt 3) cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra để hoàn thiện danh mục, mức vốn giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho từng dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, số tiền 78.307,587 tỷ đồng, gồm: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh.

Bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư công dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025
Anh rminh họa.

Trong đó, điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải 31.396 tỷ đồng giao về các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An để thực hiện 3 dự án quan trọng quốc gia theo các Nghị quyết số 44/2022/QH15, số 56/2022/QH15 và số 57/2022/QH15 của Quốc hội.

Thông báo nêu rõ: Chính phủ chịu trách nhiệm hoàn thiện danh mục dự án, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, bảo đảm việc quyết định giao danh mục, mức vốn cho từng dự án và bổ sung, điều chỉnh (tăng/giảm) kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Việc thay thế dự án chưa có trong danh mục đã báo cáo Quốc hội, việc đổi tên dự án, việc điều chỉnh (tăng/giảm) kế hoạch vốn giữa các dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn phải đảm bảo không làm thay đổi tổng mức vốn theo cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định.

Đồng thời, phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Việc bố trí vốn phải tập trung, không phân tán, dàn trải, manh mún; bố trí đủ vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của các dự án phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định và địa phương phải cam kết sẽ không đề nghị bổ sung vốn ngân sách trung ương cho các dự án này trong giai đoạn 2021-2025.

Chính phủ chịu trách nhiệm về sự cần thiết của dự án đầu tư, hiệu quả của việc điều chỉnh, tăng, giảm kế hoạch vốn giữa các dự án, đồng thời báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chính phủ khẩn trương rà soát, tổng hợp danh mục, phương án phân bổ vốn cho từng dự án và phương án phân bổ số vốn còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo các nguyên tắc tiêu chí quy định trong Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để sớm hoàn thành việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

“Đề nghị Chính phủ nghiêm túc rút kinh nghiệm và quyết liệt tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn, không để tiếp tục ách tắc, chậm trễ kéo dài qua nhiều năm”, Thông báo nêu rõ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương báo cáo danh mục, mức vốn cho các dự án sử dụng vốn đầu tư công của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để phân bổ vốn và triển khai thực hiện.

Chính phủ bảo đảm điều hòa nguồn vốn đầu tư công của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu tư công của chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng, có khả năng hấp thụ vốn; bảo đảm tập trung giải ngân trong 2 năm 2022-2023 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Đồng thời, bảo đảm nguồn vốn để triển khai theo đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền quyết định của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, quan trọng, cấp thiết thuộc giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Kiểm toán nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện kiểm toán việc phân bổ và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, dự toán năm với các nguồn vốn đã được Quốc hội quyết định, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

H.L

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm