
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
08/12/2024 22:02
Điều kiện hưởng là họ không hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Để chuẩn bị triển khai chính sách mới này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn, áp dụng cùng thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Tại dự thảo thông tư, Bộ LĐTBXH hướng dẫn chi tiết về các trường hợp cụ thể để người lao động dễ dàng hình dung.
Ví dụ, bà C là công dân Việt Nam, tháng 9/2025 bà đủ 56 tuổi 8 tháng và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 10 năm. Tại thời điểm tháng 9/2025, khi bà C đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì bà có một số lựa chọn sau: Đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; hưởng trợ cấp hằng tháng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham khi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có điều kiện; hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, trường hợp bà C nếu không đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu, hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện, không hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng. Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, bà sẽ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Về mức trợ cấp hằng tháng, Bộ LĐTBXH đề xuất quy định mức trợ cấp tại thời điểm giải quyết, được tính bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng. Đồng thời, quy định cụ thể về mức trợ cấp hằng tháng cao hơn, trong trường hợp khi tính toán thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng vượt quá thời gian đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Ví dụ, bà H sinh tháng 5/1969 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 10 năm, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 9 triệu đồng/tháng. Tháng 6/2026, bà đề nghị được hưởng trợ cấp hằng tháng. Giả sử mức trợ cấp hưu trí xã hội tại thời điểm tháng 6/2026 là 500.000 đồng/tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức sau:
![]() |
Công thức tính thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng của bà H |
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức trên là 360 tháng.
Thời gian từ khi đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng (tháng 6/2026) đến khi tuổi đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) là 220 tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức quy định vượt quá thời gian đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Do vậy, bà H được tính để hưởng mức trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn, mức cao hơn mức trợ cấp hưu trí xã hội dự kiến theo công thức sau:
![]() |
Công thức tính mức cao hơn mức trợ cấp hưu trí xã hội của bà H |
Như vậy, bà H sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng 6/2026 đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) với mức hưởng tại thời điểm giải quyết bằng: 500.000 + 318.181,82 = 818.181,82 đồng/tháng, được làm tròn bằng 818.182 đồng/tháng. Mức trợ cấp hằng tháng của bà H sẽ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất quy định cụ thể về trợ cấp một lần đối với thân nhân của người lao động, trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết trước khi hết thời hạn hưởng trợ cấp.
Ví dụ, ông S được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng, với thời gian hưởng là 156 tháng, và mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm giải quyết giả định là 500.000 đồng/tháng. Ông S hưởng trợ cấp hằng tháng được 120 tháng thì chết, giả định mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm trước khi chết của ông S là 900.000 đồng/tháng.
Trợ cấp một lần cho những tháng trợ cấp hằng tháng ông S chưa nhận theo thời hạn hưởng đã được giải quyết được tính như sau:
Trợ cấp một lần = (156 - 120) x 900.000 đồng = 32,4 triệu đồng.
Như vậy, thân nhân của ông S được hưởng trợ cấp một lần bằng 32,4 triệu đồng. Ngoài ra, thân nhân của ông còn được hưởng trợ cấp mai táng.

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
