--> -->
Dòng sự kiện:

Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực

03/12/2019 21:29

Chia sẻ
Ngày 2/12/2019, UBND Thành phố ban hành văn bản số 5354/UBND-NC chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị nghiêm túc thực hiện Cuộc vận động "Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực".
can bo cong chuc vien chuc noi khong voi tieu cuc Hưởng ứng cuộc vận động ‘nói không với tiêu cực’ và thi đua thực hiện văn hóa công sở
can bo cong chuc vien chuc noi khong voi tieu cuc Phát động cuộc vận động ‘nói không với tiêu cực’
can bo cong chuc vien chuc noi khong voi tieu cuc
Lãnh đạo LĐLĐ TP động viên CNLĐ hăng say lao động nói không với tiêu cực

Trong đó UBND Thành phố đặt ra 5 yêu cầu trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích ý nghĩa, nội dung Cuộc vận động “Năm không trong cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, nhằm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trung thành với tổ quốc, tận tụy với nhân dân, có trách nhiệm cao với công việc, có đạo đức công vụ, lối sống lành mạnh. Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, hiệu quả của nền hành chính, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền “Liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện, hành vi vi phạm đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử trong thực hiện công vụ; các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp; mỗi các cá nhân có bản cam kết duy trì thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp với công việc được giao, không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tiêu cực.

Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản pháp luật: Lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện những biểu hiện nhằm loại bỏ tư tưởng “cục bộ”, “lợi ích nhóm” trong việc xây dựng các văn bản pháp luật; phải đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia , dân tộc lên trên. Kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành về chế độ công vụ, công chức để tham gia sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các các quy định nhằm quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Công khai hóa, chuẩn hóa các thủ tục hành chính ở các cơ quan, đơn vị, thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức để người dân, doanh nghiệp biết, giám sát qua đó nâng cao niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp vào Đảng và Nhà nước.

Tạo điều kiện bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để công đoàn cùng cấp làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả cuộc vận động theo quy định. Gắn việc thực hiện phối hợp thực hiện Cuộc vận động với các cuộc vận động, phong trào khác có liên quan, công tác tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5//2016 của Bộ Chính trị (KhóaXII) và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan Thành phố, các văn bản pháp luật mới…

Phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động; đề xuất tôn vinh, khen thưởng kịp thời những cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Cuộc vận động.

TV

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm