--> -->
Dòng sự kiện:

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

24/05/2025 18:02

Chia sẻ
Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.
Tăng cường phối hợp chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Người tiêu dùng hoang mang

Sau hàng loạt các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện, nhiều người dân hoang mang, lo lắng, không biết mình có uống nhầm những loại sản phẩm giả này hay không.

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế
Nhiều loại thuốc giả, thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phát hiện khiến người dân lo lắng.

Đáng lo ngại, với các loại sản phẩm sữa giả đã được công bố, người dùng còn có thể kiểm tra xem mình có dùng nhầm sữa giả hay không. Tuy nhiên, với thuốc giả thì khó khăn hơn, vì sau khi uống thuốc, nhiều bệnh nhân sẽ không nhớ tên, không giữ lại bao bì thuốc…

Là một trong những bệnh nhân từng mắc K vú phải xạ trị tại một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình điều trị, do sức khỏe giảm sút, chị N.T (ở Hà Nội) đã phải sử dụng thêm sữa bột để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian qua khi cơ quan chức năng công bố bắt giữ nhiều đường dây buôn bán, sản xuất sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… khiến chị vô cùng bất an, lo lắng.

“Trong danh sách các loại sữa giả được cơ quan điều tra công bố, tôi giật mình khi thấy bản thân cũng từng sử dụng một trong những loại sản phẩm đó. Không chỉ uống phải sữa giả, do quá trình điều trị bệnh tôi cũng có sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng. Bởi vậy, thời gian qua, tôi cũng cảm thấy hoang mang vì không biết mình có tiếp tục là “nạn nhân” của thuốc giả nữa hay không”, chị T chia sẻ.

Hay trường hợp bà Trần Thị Bốn (ở Tây Hồ, Hà Nội) cũng bày tỏ lo lắng cho tình trạng của bản thân mình. Bà có thói quen mỗi khi thấy mệt mỏi, khó chịu trong người, đau đầu chóng mặt hay cảm cúm là lại tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, vì ngại đi thăm khám sức khỏe.

Sau khi đường dây thuốc giả bị cơ quan chức năng phát hiện, bà cảm thấy hoang mang, lo sợ vì không rõ bản thân có uống nhầm thuốc giả hay không. Tuổi cao, có bệnh nền bà Bốn chỉ sợ sức khỏe bị ảnh hưởng thêm nếu uống nhầm thuốc giả…

Siết quản lý hành nghề y, kiểm soát kê đơn thuốc

Thuốc, sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm là những sản phẩm được đưa vào cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, vì lợi ích mà nhiều đối tượng đã sản xuất, hoặc tiếp tay mua bán, hại chính đồng bào mình trong một thời gian dài. Đáng nói, những đối tượng mà thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả hướng đến là những người dễ bị tổn thương như: Bệnh nhân, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế diễn ra vừa qua, Tiến sĩ Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết công tác phòng, chống buôn lậu và hàng giả trong hệ thống y tế, đặc biệt tại các bệnh viện là vấn đề nghiêm trọng và phức tạp.

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế
Tiến sĩ Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh. (Ảnh: Tuấn Dũng)

“Vấn đề này có liên quan đến nhiều nhóm đối tượng, từ các cơ sở sản xuất cho đến đơn vị tiêu thụ. Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, nguy cơ càng đáng lo ngại hơn khi nhiều sản phẩm được đưa vào bệnh viện nhưng không đảm bảo chất lượng”, ông Đức cảnh báo.

Theo ông Đức, hiện nay, tại các bệnh viện, các địa điểm như quầy thuốc, căng tin, khu dịch vụ… là những nơi có thể bị lợi dụng để đưa vào tiêu thụ các sản phẩm có tác dụng như thuốc, thực phẩm chức năng hoặc hàng tiêu dùng y tế nhưng không rõ nguồn gốc, không được kiểm định đầy đủ.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng lưu ý đến hiện tượng giả mạo chứng chỉ hành nghề y. “Gần đây, một số vụ việc do công an các tỉnh phát hiện cho thấy có tình trạng làm giả hồ sơ, chứng chỉ để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Những chứng chỉ giả này không được cấp bởi người có thẩm quyền, gây rủi ro nghiêm trọng về pháp lý và an toàn sức khỏe”, ông Đức nói.

Liên quan đến công tác quản lý chuyên môn, ông Đức khẳng định, Bộ Y tế đã có quy định rất rõ cán bộ y tế không được phép kê đơn thực phẩm chức năng. “Thực phẩm chức năng không phải là thuốc điều trị bệnh. Việc kê đơn thực phẩm chức năng là hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và sẽ bị xử lý theo quy định”, ông Đức nhấn mạnh.

Ngoài ra, trách nhiệm trong việc đưa sản phẩm vào môi trường bệnh viện cũng được ông Đức đặc biệt lưu ý. Ông Đức dẫn ví dụ, khi bệnh viện tổ chức đấu thầu cho căng tin, nhà thuốc hay nhà cung cấp sản phẩm, các đơn vị này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Khi sản phẩm được đưa vào sử dụng, giám đốc bệnh viện là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.

Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố, hiện đã được phân cấp đến 70% các thủ tục hành chính... Vì vậy, việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng là hết sức cần thiết.

“Về giải pháp, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đang đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu người hành nghề y trên toàn quốc, không phân biệt địa giới hành chính. Theo đó, mọi cá nhân hành nghề, từ bệnh viện công lập đến cơ sở tư nhân, sẽ được quản lý theo hồ sơ điện tử gồm: Phạm vi hành nghề, nơi công tác, thời gian hành nghề, quá trình đào tạo và lịch sử vi phạm (nếu có). Cơ sở dữ liệu sẽ liên thông trên toàn quốc, giúp tra cứu thông tin thông qua số căn cước công dân hoặc mã định danh cá nhân”, ông Đức cho biết.

Về quản lý thuốc, hiện Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng xây dựng Thông tư liên quan đến đơn thuốc điện tử, đang phối hợp với Cục Quản lý Dược, kiểm soát định danh bác sĩ được phép kê đơn, bác sĩ kê đơn ra sao, kê thuốc gì, đơn vị nào bán thuốc đó... sẽ đều được quản lý. Chúng tôi cũng đang phối hợp với Cục Quản lý Dược để có một cơ sở dữ liệu quốc gia về dược, dữ liệu về các cơ sở bán thuốc trên phạm vi toàn quốc...

“Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc quản lý hành nghề y dược hiện nay”, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh cho biết thêm.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, hàng giả, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã là vi phạm nhưng hàng giả trong lĩnh vực y tế không chỉ đơn thuần là gian lận thương mại mà là tội ác. Việc sử dụng các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết đã giao cơ quan thẩm quyền xây dựng hai nghị định nhằm phân định rõ trách nhiệm giữa trung ương và địa phương. Bộ Y tế cũng sẽ tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm, siết chặt quản lý đăng ký, quảng cáo, lưu hành, đặc biệt với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kiểm tra chặt chẽ việc công bố sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Đặc biệt trên sàn thương mại điện tử, cần tăng chế tài xử phạt với hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả, mỹ phẩm giả, thực phẩm chức năng giả và thiết bị y tế giả. Quan điểm của Bộ Y tế là không có “vùng cấm” trong xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Minh Khuê

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm nay, Thủ đô Hà Nội đã đón khoảng 12,77 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 3,16 triệu lượt, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 20,2%, khẳng định sức hút ngày càng mạnh mẽ của Thủ đô trên bản đồ du lịch quốc tế.

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân, mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sau vòng đàm phán lần thứ 2, đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
Xem thêm