--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

22/05/2025 15:37

Chia sẻ
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2405/SYT-NVY về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó Việt Nam ghi nhận 148 trường hợp mắc Covid-19

Theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 gia tăng tại một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Theo đánh giá của WHO, hiện nay chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn của các biến thể Covid-19 trong đợt này và cũng không có cảnh báo mới đối với Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch Covid-19
Rửa tay xà phòng là cách phòng bệnh truyền nhiễm đơn giản và hiệu quả.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) là đơn vị thường trực về công tác phòng chống dịch, thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại cộng đồng. Tiếp tục thực hiện các hoạt động kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2023 - 2025 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ động, thường xuyên phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời, hiệu quả; thực hiện lấy mẫu đại diện tại các ổ dịch, nhất là các trường hợp mắc bệnh nặng để xét nghiệm xác định các biến thể và theo dõi sự lây lan của dịch bệnh.

CDC Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, đặc biệt là giám sát sức khỏe của các hành khách đến từ các quốc gia/khu vực có dịch Covid-19 gia tăng hoặc lưu hành các biến chủng nguy hiểm; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát dịch tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, khoanh vùng xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh dịch, kiểm soát sự lây lan và hạn chế các trường hợp mắc bệnh nặng, tử vong do dịch bệnh.

Chủ động tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh truyền nhiễm; giám sát các tác nhân gây bênh và các biện pháp xử lý ổ dịch để đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Thành phố.

Hướng dẫn các đơn vị quản lý tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết; rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời...

Cùng với đó, CDC Hà Nội phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình và các đơn vị liên quan để tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố; thường xuyên cung cấp kịp thời thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm để người dân chủ động nắm bắt và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 tại cơ sở theo diễn biến, dự báo tình hình dịch để sẵn sàng ứng phó khi số mắc Covid-19 gia tăng, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ. Chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Có giải pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, bệnh nặng, người cao tuổi,…; khu vực hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật… Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh bệnh phòng, bố trí sắp xếp khoa phòng thuận tiện, phù hợp tình hình dịch và bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đối với các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Y tế thực hiện tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ, nhân viên, trẻ em và người được chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các khuyến cáo như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, các biện pháp phòng bệnh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn...

Định kỳ thực hiện việc vệ sinh khử khuẩn tại các khu vực sinh hoạt chung như nhà ăn, sân chơi, phòng sinh hoạt cộng đồng; đồng thời tổ chức tổng vệ sinh môi trường để chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiềm như sốt xuất huyết, sởi, cúm, Covid-19...

Bên cạnh đó, theo dõi sát tình hình sức khoẻ hàng ngày của trẻ em, người được chăm sóc và cán bộ nhân viên tại cơ sở; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp (ho, sốt, khó thở…), cần kịp thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương để phối hợp xử lý, triển khai biện pháp phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả.

Minh Khuê

Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 22/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định việc ban hành Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí thể hiện rõ tính nhân văn và ưu việt của chế độ ta. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả của chính sách khi triển khai vào thực tiễn.

Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Chiều 22/5, biển số ngũ quý 88A-888.88 của tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến và nhanh chóng trở thành tâm điểm của giới chơi biển số đẹp cả nước. Sau 30 phút đấu giá chính thức cùng 10 vòng gia hạn, chiếc biển siêu VIP này đã được một tài khoản trả giá cao nhất lên tới 21,325 tỷ đồng.

Đột phá truyền thông, tăng tốc bao phủ BHXH toàn dân

Với sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp và các thông điệp truyền thông gần gũi, thân thiện, Lễ ra quân tháng 5 nhân Tháng vận động, triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp người dân hiểu đúng, hiểu sâu hơn về lợi ích, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), từ đó tạo thêm niềm tin của người dân vào các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chị Nguyễn Thị Hiền (huyện Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tại công ty được 10 năm, nhưng đã nghỉ việc 2 năm nay. Hiện giờ, tôi làm việc ở nhà, muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để sau này hưởng lương hưu. Xin hỏi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần những thủ tục gì?
Xem thêm