--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

19/05/2025 13:31

Chia sẻ
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Một số đơn vị ghi nhận nhiều ca mắc như: Hà Đông (21), Nam Từ Liêm (16), Hoàng Mai (15), Long Biên (11), Cầu Giấy (10). CDC Hà Nội nhận định, đánh giá số ca mắc đang có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi
Các nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin sởi để phòng bệnh hiệu quả.

Cộng dồn năm 2025, Thành phố ghi nhận 2.635 ca mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 1 ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 12,5% dưới 6 tháng; 13,1% từ 6-8 tháng; 8,2% từ 9 - 11 tháng; 20,6% từ 1 - 5 tuổi; 13,9% từ 6 - 10 tuổi, 14,7% 11-15 tuổi; 16,9% ≥ 16 tuổi.

Trong tuần Thành phố ghi nhận 254 ca mắc tay chân miệng tại 28 quận, huyện, thị xã, giảm 59 ca so với tuần 18. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như Nam Từ Liêm (27), Mê Linh (20), Hoàng Mai (18), Sóc Sơn (17), Chương Mỹ (16), Hà Đông (16), Hai Bà Trưng (14), Thanh Trì (14).

Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 2.277 ca mắc; tăng so với cùng kỳ năm 2024 (1.247/0). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Trong tuần ghi nhận 5 ổ dịch tại Nam Từ Liêm (2), Hà Đông (1), Chương Mỹ (1), Đông Anh (1), cộng dồn năm 2025, Thành phố ghi nhận 40 ổ dịch, còn 6 ổ dịch đang hoạt động tại Nam Từ Liêm (3), Hà Đông (1), Chương Mỹ (1), Đông Anh (1).

Hà Nội cũng ghi nhân 1 trường hợp mắc uốn ván người lớn tại Chương Mỹ. Bệnh nhân nam, 57 tuổi, tiền sử giẫm phải đinh ở bàn chân phải. Cộng dồn năm 2025, Thành phố ghi nhận 14 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2024…

Các dịch bệnh khác như: Liên cầu lợn, não mô cầu, viêm não nhật bản, ho gà không ghi nhận trong tuần.

Trong tuần tới, các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, đảm bảo đạt tiến độ theo yêu cầu đề ra.

Đồng thời, tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch; tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng theo quy định.

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng,... trong trường học; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học cũng như việc rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.

Minh Khuê

Lắng nghe để phục vụ nhân dân tốt hơn - hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại

Chiều 19/5, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm “Lắng nghe để phục vụ nhân dân tốt hơn”. Tọa đàm nhằm chia sẻ những vấn đề thực tiễn, đưa ra giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn để Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phát triển nền hành chính công hiện đại.

Truyền thông chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân

Vừa qua, dưới sự chủ trì của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân khu công nghiệp.

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm