--> -->
Dòng sự kiện:

Cận Tết xe khách liên tỉnh vẫn... ế

17/01/2022 16:53

Chia sẻ
Lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường vé Tết của cả 3 loại hình dịch vụ vận tải hành khách là đường sắt, đường bộ và đường hàng không cùng “rủ nhau” ế ẩm. Trong đó, thê thảm nhất có lẽ là xe khách liên tỉnh.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bến xe vắng khách dịp Tết Dương lịch Vận tải hành khách vẫn thưa thớt
Bến xe khách Mỹ Đình vắng khách trong ngày cuối năm. Ảnh: Trần Vương  
Bến xe khách Mỹ Đình vắng khách trong ngày cuối năm. Ảnh: Trần Vương

Hành khách như... bốc hơi

Còn đúng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Những năm trước, đây là thời điểm các nhà xe chở khách liên tỉnh đang bận tối mặt khi phải liên tục chạy tăng cường mới đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách. Thế nhưng năm nay mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. “Tầm này mà xe xuất bến vẫn vắng hoe. Đường dây nóng đặt vé xe Tết cũng... nguội ngắt. Đại lý bán vé cũng chẳng có người.

Chưa bao giờ xe khách lại ế ẩm đến vậy” – anh Lê Văn Nam, lái xe khách đường dài tuyến Hà Nội – Nghệ An than thở. Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, tuyến Hà Nội – Nghệ An luôn là tuyến xe khách liên tỉnh có lượng hành khách đông đảo vào loại bậc nhất của khu vực phía Bắc. Đặc biệt vào những ngàycao điểm lễ, Tết các nhà xe hầu như chạy bở hơi tai mới theo kịp được nhu cầu đi lại của các “thượng đế”. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm Covid-19 hoành hành, mọi thứ đã thay đổi chóng mặt.

“Tôi là lái xe tuyến này gần chục năm nay mà chưa bao giờ thấy cảnh này. Ban đầu cứ tưởng do giãn cách xã hội mọi người không thể đi lại nên mới ít. Song hết giãn cách mà cũng chẳng thấy ai đi xe. Đến giờ là cao điểm Tết, đúng ra mọi người phải đi lại nhiều lắm mà cũng chẳng có khách nốt. Người đi xe khách cứ như đã bốc hơi hết vậy” – anh Lê Văn Nam nói.

Công ty CP Bến xe Hà Nội nhận định, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 dự báo lượng hành khách sẽ thấp hơn hẳn so với mọi năm. Theo tính tính toán của DN này, trong các ngày 21, 22 và các ngày 26, 27, 28, 29 tháng Chạp (tức ngày 28, 29, 30, 31/12/2022), lượng khách trên các bến xe sẽ tăng khoảng 300% so với ngày thường song do thường ngày lượng khách thấp nên số khách tăng lên sẽ không vượt năng lực vận chuyển theo biểu đồ vận hành tại các bến xe, và bình quân lượt khách trên xe sẽ chỉ đạt 50% tải trọng thiết kế.

Cụ thể, tại Bến xe Mỹ Đình, lượng khách qua bến khoảng 4.000 lượt khách/ngày và lượt xe là 380 lượt/ngày; tại Bến xe Giáp Bát là 4.200 lượt khách/ngày và 400 lượt xe/ngày; Bến xe Gia Lâm là 1.600 lượt khách/ngày và 220 lượt xe/ngày.

Lượng khách chưa được phân nửa mọi năm

Tại thành phố Hồ Chí Minh tình hình cũng không khá khẩm hơn là mấy. Lãnh đạo Bến xe Miền Đông cho biết, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ượng khách giảm sâu so với các năm trước. Đến thời điểm hiện tại khách đến bến đạt 12% so với cùng kỳ, lượng xe xuất bến là 30%. Cao điểm Tết dự kiến bán được 19.000 vé (đạt 22% so với cùng kỳ).

Hiện, Bến xe Miền Đông đã chuẩn bị đủ xe, các điều kiện an toàn để đảm bảo phục vụ hành khách. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19, hành khách đi lại ít, trong khi đó một lượng lớn hành khách đã về quê thời điểm thành phố Hồ Chí Minh hết giãn cách xã hội và sinh viên cũng còn ở quê chưa trở lại thành phố. Về giá vé, lãnh đạo Bến xe Miền Đông cho hay, giá vé năm nay cũng như mọi năm, các nhà xe dự kiến tăng giá vé không quá 60% để bù vào chiều chạy rỗng.

Tương tự, tại Bến xe Miền Tây, lượng khách năm nay cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến ngày cao điểm Tết có khoảng 27.000 hành khách, đạt khoảng 30% so với thời điểm Tết mọi năm, hành khách đến bến trên 60.000 khách.

Ông Trần Văn Phương - Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây cho hay, do số lượng khách đi ít, bến xe dự kiến không tăng giá vé Tết như những năm trước. “Đến thời điểm này, Bến đã kết nối với 13 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, các tuyến đã mở lại hết, song tần suất đi lại rất thấp do không có khách” – ông Phương nói.

Hạn chế đi lại là lựa chọn hàng đầu

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhận định, việc xe khách liên tỉnh vắng khách vào cao điểm Tết Nguyên đán năm nay là điều đã được dự báo từ trước. “Tết năm ngoái (năm Tân Sửu 2021 – PV) lượng người đi xe khách liên tỉnh đã sụt giảm mạnh rồi. Năm nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn rất nhiều nên lượng khách sụt giảm thêm là điều dễ hiểu” – ông Bùi Danh Liên phân tích.

Theo chuyên gia giao thông này, có hai nguyên nhân chính làm sụt giảm lượng hành khách đi xe khách liên tỉnh. Thứ nhất là người dân hạn chế đi lại do dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Thứ hai là lượng người tỉnh lẻ ở các thành phố lớn hiện còn rất ít do phần lớn đã về quê tránh dịch từ nhiều tháng trước.

“Hành khách chủ yếu của xe khách liên tỉnh là người dân các tỉnh lẻ làm việc, sinh sống ở các thành phố lớn. Nhưng số này đã dịch chuyển về quê tránh dịch từ nhiều tháng trước rồi. Hơn nữa, nhiều người cũng hạn chế đi lại do ngại các địa phương yêu cầu cách ly để phòng, chống dịch” – ông Bùi Danh Liên cho hay.

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế đánh giá, sau 2 năm hoành hành, dịch bệnh Covid-19 đã thật sự thay đổi thói quen đi lại của người dân Việt Nam. Nếu như trước đây, dịp lễ, Tết là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao nhất thì bây giờ các hoạt động đi lại đều được hạn chế tối đa.

“Hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân đang là sự lựa chọn của mọi người. Trong khi đó, dịch bệnh khiến nhiều người sụt giảm thu nhập, nhu cầu mua sắm dịp Tết cũng giảm hẳn khiến các hoạt động mua bán giảm” – chuyên gia Ngô Trí Long phân tích.

Thông tin từ Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, so với năm ngoái, số lượng tàu chạy dịp Tết giảm 10 đôi tàu. Tính đến ngày 5/1, số lượng vé tàu Tết bán được gần 18.000 vé, bằng 8% so với Tết năm ngoái. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cùng với việc mỗi địa phương lại có quy định phòng dịch khác nhau nên hành khách có tâm lý e dè và cân nhắc kế hoạch đi lại, về quê vui Tết.
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, những ngày qua, lượng khách đi, đến sân bay có tăng nhẹ nhưng không đáng kể và chưa bằng số lượng khách của năm ngoái. Theo đó, mỗi ngày, Cảng có khoảng 25.000-30.000 lượt khách đi, đến với hơn 300 chuyến bay/ngày và dao động tăng giảm khoảng 3.000 lượt khách/ngày.

Theo Quý Nguyễn/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/can-tet-xe-khach-lien-tinh-van-e.html

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm