--> -->
Dòng sự kiện:

Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí

31/08/2022 18:08

Chia sẻ
Góp ý vào Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, các ý kiến phản biện đều khẳng định sự cần thiết ban hành Nghị quyết, qua đó góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh, người dân ở khu vực miền núi và các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội dành gần 893 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho năm học 2021-2022 Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày 31/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.

Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân phát biểu tại hội nghị.

Về đối tượng áp dụng, dự thảo Nghị quyết sẽ hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi (gọi tắt là đối tượng 1).

Theo dự thảo Nghị quyết, trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi (gọi tắt là đối tượng 1), gồm 13 xã: Huyện Ba Vì có 7 xã (Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài); Huyện Thạch Thất có 3 xã (Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân); Huyện Quốc Oai có 2 xã (Phú Mãn, Đông Xuân); Huyện Mỹ Đức có 1 xã (An Phú).

Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 50% và 70% học phí theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (không bao gồm các đối tượng 1) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội; học viên thuộc đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội (gọi tắt là đối tượng 2).

Dự kiến, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho các đối tượng trên trong năm học 2022-2023 khoảng 9.136 triệu đồng.

Góp ý tại hội nghị, các ý kiến phản biện đều khẳng định sự cần thiết ban hành Nghị quyết và tán thành cao với đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết. Bởi trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, Nghị quyết được ban hành sẽ chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh, người dân ở khu vực miền núi và các đối tượng chính sách, để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí
Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa góp ý tại hội nghị.

Nhấn mạnh ý nghĩa và tính cấp thiết của Nghị quyết, góp ý vào dự thảo Nghị quyết, PGS.TS Bùi Thị An - Hội đồng tư vấn kinh tế MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng: Những đề xuất trong Nghị quyết đã thể hiện rõ tính nhân đạo, tốt đẹp của xã hội, của Thủ đô Hà Nội, đó là tập trung chăm lo nguồn nhân lực tương lai bằng hành động, việc làm cụ thể, qua đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục - là quốc sách hàng đầu.

PGS.TS Bùi Thị An cũng cũng đề nghị, cần xem xét đến đối tượng con công nhân lao động đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, ngành Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các ban, ngành kiểm tra, giám sát, đảm bảo chính sách đến với các đối tượng nhanh và chuẩn, công khai, minh bạch.

Khẳng định Dự thảo tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đều đảm bảo các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cho thực tiễn đời sống nhân dân các khu vực dân cư của Thành phố, song TS. Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cũng kiến nghị: “Chúng tôi kiến nghị thêm những con em của công nhân các khu vực công nghiệp, của nhân dân, người lao động về định cư sinh sống ở Hà Nội (diện không có hộ khẩu thương trú) được xem xét để hưởng cơ chế hỗ trợ học phí”.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Trần Thị Kim Liên - Hội Tâm lý giáo dục cũng cho rằng: Cần xem xét bổ sung đối tượng con công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất, con người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào đối tượng được hỗ trợ.

Trao đổi về vấn đề này tại hội nghị, bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề xuất: Thành phố quan tâm, xem xét hỗ trợ con công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Thành phố. Hiện có khoảng 140.000 đoàn viên/170.000 công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố; trong số này nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhất là sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

"Trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng cao, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ, chưa có hộ khẩu tại Hà Nội nên con phải theo học các trường tư thục, dân lập… do đó, việc chăm lo cho con đầu năm học sẽ khiến người lao động gặp không ít khó khăn. Rất mong Thành phố và ngành Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ có sự quan tâm, ưu tiên đến đối tượng này", bà Đặng Thị Phương Hoa bày tỏ.

Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp thu ý kiến tại hội nghị.

Tiếp thu ý kiến phản biện tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho biết, bộ phận soạn thảo sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và thực tiễn.

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân trân trọng cảm ơn và tiếp thu 15 ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, đại diện các quận, huyện tại hội nghị.

Ông Đàm Văn Huân cũng đề nghị bộ phận chủ trì soạn thảo là Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, thống nhất điều chỉnh tên gọi của Nghị quyết cho phù hợp với thực tế triển khai; điều chỉnh lại bố cục; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong chính sách để tạo sự ủng hộ, đồng tình từ dư luận...

Bên cạnh đó, cần xem xét kỹ các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo Nghị định 81 và các đối tượng khó khăn khác được hưởng chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, Thành phố, đảm bảo con em chúng ta được bình đẳng trong giáo dục.

Việc xây dựng Nghị quyết hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022-2023 là chính sách ưu việt và là đặc thù riêng của thành phố Hà Nội; thẩm quyền quyết định các cơ chế đặc thù thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Dự kiến, dự thảo Nghị quyết sẽ được trình Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XVI xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ chín của Hội đồng nhân dân Thành phố, để kịp triển khai chính sách hỗ trợ ngay trong đầu năm học mới 2022-2023.

B.D

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm