--> -->
Dòng sự kiện:

Câu chuyện học phí!

17/11/2020 10:30

Chia sẻ
Vào ngày 12/11, báo chí đồng loạt đăng tin Bộ Giáo dục- Đào tạo đề nghị tăng học phí cho tất cả các bậc học tính từ năm 2021-2022. Thông tin “chưa ráo mực”, dư luận phản pháo thì đến ngày 14/11, Bộ này lại chính thức xin rút đề nghị tăng học phí!
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt Chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học 2020 - 2021 Hà Nội không tăng học phí năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập Các khoản thu phải công khai, minh bạch theo số tháng thực học
Câu chuyện học phí!
Ảnh minh họa

Trước đó, theo đề xuất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021. Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Nghị định này được ban hành sẽ thay thế Nghị định số 86 ban hành năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Đề xuất chưa ráo mực thì ngày 14/11, Bộ Giáo dục-Đào tạo lại xin “rút” đề xuất trên và đề nghị giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học. Cụ thể, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho hay, Bộ đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất xem xét cho phép gia hạn áp dụng Nghị định 86 (ngày 2/10/2015) của Chính phủ, giữ nguyên mức học phí hiện hành với tất cả các cấp học.

Như chúng ta đã biết, 2020 được xem là một trong những năm khó khăn nhất đối với thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế bị điêu đứng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị ngưng trệ kéo theo hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập.

Đã thế, vào những tháng 9,10,11 thiên tai liên tiếp xảy ra tại một số tỉnh miền Trung, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Thị trường bị bó hẹp, xuất khẩu giảm, nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng bị giảm, vì thế Chính phủ đã phải xin ý kiến Quốc hội chưa tăng lương cơ bản trong năm 2021.

Khó khăn là thế, không biết Bộ Giáo dục- Đào tạo căn cứ lý do gì để đề nghị tăng lương. Và chỉ khi công luận lên tiếng, Bộ mới chịu xin rút lại. Cũng bàn thêm về học phí, theo Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 thì học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; học sinh trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền học phí.

Quy định là vậy, nhưng thực tế số tiền phát sinh mà phụ huynh phải đóng hàng tháng cho con còn lớn hơn học phí nhiều lần. Đơn cử, dù được miễn học phí, nhưng hàng tháng 1 học sinh bậc tiểu học ở nội thành Hà Nội vẫn phải đóng số tiền từ 1,25-1,35 triệu đồng.

Bộ không chỉ với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành mà còn là cơ quan hoạch định chính sách và tham mưu chiến lược cho Đảng, Chính phủ. Song chỉ với lĩnh vực học phí mà hoạch định chính sách kiểu “sáng nắng, chiều mưa” thế này thì thật quá gay!

L.Hà

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm