--> -->
Dòng sự kiện:

Chính sách BHXH đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài: Giảm những băn khoăn cho người lao động

09/11/2023 09:39

Chia sẻ
Xung quanh quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, còn có những ý kiến băn khoăn, đề nghị cần làm rõ hơn về mức đóng và mức hưởng của người tham gia.
Lan tỏa chính sách BHXH, BHYT thông qua những mô hình sáng tạo Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT

Người lao động còn nhiều băn khoăn

Góp ý vào Dự thảo Luật BHXH, đại biểu Võ Mạnh Sơn, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Tại điểm e Khoản 1 Điều 31 Dự thảo Luật BHXH quy định: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) là đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Chính sách BHXH đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài: Giảm những băn khoăn cho người lao động
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa) phát biểu tại nghị trường.

Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 115) hướng dẫn thực hiện Luật BHXH 2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài đều bắt buộc phải đóng BHXH.

Tuy được đánh giá là một chính sách góp phần bảo đảm an sinh cho người lao động, nhưng thực tế doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn lúng túng trong vai trò người thu BHXH hộ, còn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì chưa mặn mà tham gia BHXH bắt buộc.

Người lao động còn băn khoăn cho rằng, với mức thu nhập thấp như đi Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia… sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm thân thể... tại công ty, người lao động chỉ còn khoảng 2/3 thu nhập, chưa kể phải tiết kiệm tiền để trả nợ khoản chi phí đi ban đầu; rồi những lúc ốm đau, rủi ro phải bỏ số tiền lớn để trang trải tại nước sở tại. Nay ở nhà còn “gánh” thêm khoản BHXH bắt buộc nữa thì rất khó khăn cho người lao động.

Mặt khác, người lao động cũng lo rằng, nếu đóng BHXH ở Việt Nam, thì khi họ bị tai nạn, ốm đau ở nước ngoài, bảo hiểm ở Việt Nam có chi trả được hay không?

Doanh nghiệp kêu khó

Ngoài việc lao động xuất khẩu chưa mặn mà với chính sách BHXH, nhiều doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động đều cho rằng, việc thu BHXH bắt buộc đối với lao động xuất khẩu là rất khó. Bởi, đa số người lao động trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là lao động tự do hoặc nghề nghiệp không ổn định nên không tham gia đóng BHXH.

Bên cạnh đó, ở một số quốc gia người lao động Việt Nam sang làm việc, như Malaysia thì họ không hưởng chế độ hưu hay chế độ tuất mà chỉ được hưởng chế độ ngắn hạn như tai nạn lao động và ốm đau, đặc biệt là còn không được hưởng chế độ thai sản, cho nên thường những người lao động Việt Nam khi gặp trường hợp thai sản là buộc phải về nước và như vậy sẽ không công bằng cho những đối tượng này.

“Tôi cho rằng chính sách này nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động. Tuy nhiên, việc thu BHXH đối với đối tượng này là rất khó. Bởi, người lao động đi làm việc ở nhiều nước nên thu nhập, quyền lợi, nghĩa vụ ở nước sở tại cũng khác nhau, dẫn đến điều kiện tham gia bảo hiểm cũng khác nhau. Chẳng hạn, lao động đi xuất khẩu ở các nước thuộc khu vực Trung Đông, hoặc Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc... đều được doanh nghiệp sử dụng lao động đóng bảo hiểm. Số tiền đóng doanh nghiệp và người lao động cùng chi trả. Còn ở một số nước như Nhật Bản, doanh nghiệp sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài. Từ sự khác biệt này dẫn đến nhu cầu, mong muốn, định hướng tương lai của người lao động cũng khác nhau”, đại biểu Võ Mạnh Sơn nêu quan điểm.

Việc quy định người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH là chính sách ưu việt, hướng đến mục tiêu an sinh xã hội, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động và đúng với lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa ngành BHXH và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, làm rõ quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tại Điều 39 Dự thảo Luật BHXH về Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Tại Khoản 2 quy định: Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 của Luật này (Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;

b) Người lao động đóng cho cơ quan BHXH theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước 1 lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

Hồng Nhung

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm