--> -->
Dòng sự kiện:

Chống dịch ở Thủ đô: Khi Chủ tịch phường vào vai "tổng tư lệnh"

10/09/2021 18:26

Chia sẻ
Những cuộc điện thoại để phỏng vấn lãnh đạo UBND các phường, xã những ngày này luôn gián đoạn, bởi họ quá bận rộn. Cấp trên gọi chỉ đạo, cán bộ, công chức xin ý kiến, dân gọi hỏi…
Kết nối mạch nguồn đại đoàn kết toàn dân để phòng, chống dịch Người dân "vùng xanh" phấn khởi khi được sản xuất kinh doanh trong an toàn phòng, chống dịch

Khi tinh thần trách nhiệm lên 200%

Bên cạnh việc đảm bảo các hoạt động bình thường của UBND xã, phường, thị trấn vẫn ổn định, họ còn phải tổng chỉ huy các hoạt động phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Đó là tổ chức tuyên truyền, vận động người dân phòng, chống dịch; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khó khăn; kiểm tra việc phòng chống dịch tại các cơ quan, doanh nghiệp được phép hoạt động trên địa bàn; đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại các chợ, siêu thị; quyết định địa bàn mình sẽ lập bao nhiêu chốt kiểm soát “cứng”; chuẩn bị các kịch bản khi địa bàn có F0, phải phong tỏa… Rồi những ngày gần đây là tổ chức xét nghiệm, tiêm chủng.

“Những ngày này, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, các Tổ trưởng dân phố phải nói là đã nâng lên 200%. Mọi người đều xác định rõ trách nhiệm của mình, sẵn sàng làm ngày, làm đêm nếu cần. Phường cũng huy động được nhiều người dân tham gia trực tại các chốt và các hoạt động hỗ trợ khác”, bà Lê Khánh Giang, Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng chia sẻ.

Chống dịch ở Thủ đô: Khi Chủ tịch phường vào vai
Các Cựu chiến binh phường Đồng Tâm tham gia trực chốt kiểm soát

Xác định mỗi phường, xã kiểm soát tốt hoạt động phòng, chống dịch của địa bàn mình thì thành phố mới nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, phường Đồng Tâm luôn tổ chức kiểm soát nghiêm tại 14 chốt “cứng”. Đồng thời, liên tục tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, phát các tài liệu, văn bản tuyên truyền đến từng nhà dân, tổ chức ký cam kết phòng, chống dịch giữa các hộ dân với Tổ trưởng dân phố và UBND phường đến 100% các hộ dân.

Tuy nhiên, cam kết thì ký 100%, nhưng không phải tất cả đều chấp hành được nghiêm như thế. Vì vậy, đợt này, thực hiện Công điện 20 của UBND thành phố, UBND phường Đồng Tâm chỉ đạo các Tổ dân phố nghiêm túc hơn trong việc kiểm soát người dân trong Tổ đi lại, cùng với Tổ cơ động luôn sẵn sàng phối hợp kiểm tra, xử lý.

Từ thực tiễn quản lý, Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền. “Mình đã tuyên truyền rồi, người dân đã biết rồi, nhưng để người dân thực sự trở thành chiến sĩ, đồng thuận, tự giác chấp hành thì phải tuyên truyền mạnh hơn nữa”, bà Giang nói.

Để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân yên tâm chấp hành chủ trương giãn cách, UBND phường Đồng Tâm đã hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực cho 1.250 người có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên và người lao động tự do trên địa bàn; tổ chức phát gạo, mì tôm trong 6 ngày, tổng số 1.800 suất cho người lang thang cơ nhỡ, vãng lai… Đồng thời, thực hiện chi trả theo Nghị quyết 68 cho 970 người, chi trả chính sách người có công cho 239 người.

Ngoài ra, phường cũng thực hiện theo chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc thành phố, hỗ trợ người khó khăn không đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68. “Đêm qua (10/9) phường nhận được văn bản, hôm nay triển khai ngay”, bà Giang cho biết thêm.

Để tiêm chủng nhanh chóng, phường lập trang facebook, rồi thông qua các Tổ dân phố, số hotline của Bí thư Đoàn thanh niên phường, rà soát, thông báo cho tất cả người dân, bao gồm cả lao động tự do, sinh viên thuê trọ được biết lịch trình tiêm. Dự kiến, ngày 11/9 phường Đồng Tâm sẽ tiêm xong cho người trên 18 tuổi đến dưới 65 tuổi. Riêng với khoảng 1.800 người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền, theo chủ trương của quận Hai Bà Trưng, sẽ bố trí tiêm ở các bệnh viện...

Dựa vào dân!

Công tác phòng, chống dịch tại phường Phúc La, quận Hà Đông cũng đang được triển khai hiệu quả. UBND phường đặc biệt chú trọng công tác hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Chống dịch ở Thủ đô: Khi Chủ tịch phường vào vai
UBND phường Phúc La tặng quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

“Với người lao động và sinh viên khó khăn trên địa bàn phường, cứ các Tổ dân phố rà soát, đưa danh sách đến đâu, UBND phường cùng với sự ủng hộ của người dân trong Tổ và các mạnh thường quân khác, sẽ hỗ trợ luôn đến đấy. Đến nay, không ai khó khăn mà chưa được nhận quà cả”, ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch UBND phường cho biết.

Để phòng, chống dịch, phường Phúc La lập 4 chốt chính, và phường đang chỉ đạo các đoàn thể, Tổ dân phố làm tốt công tác tuyên truyền để giữ vững hơn 30 “vùng xanh”.

“Giải pháp của chúng tôi là huy động sức người, sức của, sức dân, huy động các thành viên tích cực ở các Tổ dân phố tham gia công tác phòng, chống dịch. Điều này các Tổ dân phố làm rất tốt, rất nhiều người nhiệt huyết tham gia hỗ trợ và UBND phường cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên các lực lượng”, ông Tiến cho biết.

Phường Phúc La có trên 30.000 nhân khẩu, thời điểm địa bàn phường có các ca F0, để kiểm soát, phòng tránh lây lan, UBND phường đã vận động, giao nhiệm vụ cho các ban ngành, đoàn thể, lực lượng Công an, Quân sự, bảo vệ dân phố vừa tuyên truyền, vận động người dân chấp hành, vừa trực tại các chốt, đảm bảo kiểm soát nghiêm. Đồng thời, tổ chức cho 100% hộ dân ký cam kết phòng, chống dịch. Nhờ tuyên truyền thường xuyên, đa số người dân chấp hành tốt, các vi phạm công tác phòng, chống dịch giảm nhiều.

Với khoảng trên 18.000 người dân có nhu cầu tiêm vắc xin, qua các đợt, phường Phúc La đã tiêm được khoảng gần 7.000 mũi, và hiện đang tổ chức 3 điểm tiêm, tiêm “cuốn chiếu” từng Tổ dân phố, cho tất cả người dân từ 18 tuổi, gồm cả lao động, sinh viên ngoại tỉnh trọ trên địa bàn. Nhìn chung, ông Tiến cho biết, người dân rất phấn khởi về chủ trương tiêm chủng thần tốc của Thành phố.

Mỗi khi có chủ trương của cấp trên, Chủ tịch UBND phường Phúc La lại tổ chức họp cùng các ngành, đoàn thể cùng bàn bạc triển khai. “Lúc này cần nhất là sự đoàn kết, không được phân biệt việc của ngành nào, khối nào, mà xác định phòng, chống dịch là việc chung, cần phát huy được sức mạnh, trí tuệ của tập thể. Nếu không có sự đoàn kết, thống nhất thì không làm được gì cả”, ông Tiến chia sẻ.

Chống dịch ở Thủ đô: Khi Chủ tịch phường vào vai
Lãnh đạo UBND phường Phúc La thường xuyên thăm hỏi, động viên các lực lượng trực chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covidd-19

Nói về giải pháp quan trọng nhất để mỗi phường, xã kiểm soát tốt được địa bàn mình, ông Tiến cho rằng, trước mắt phải tiếp tục vận động cấp ủy, tổ dân phố, bà con cùng tham gia trực bảo vệ các “vùng xanh” an toàn. “Phải vận động, tuyên truyền để bà con đồng lòng cùng tham gia, ý thức của bà con nhân dân là quan trọng nhất”, Chủ tịch UBND phường Phúc La nhấn mạnh.

Những ngày không ngày nghỉ…

Những ngày này, lãnh đạo, cán bộ, công chức UBND các phường, xã gần như “quên” luôn thứ 7, chủ nhật, quên luôn có ngày nghỉ. Một nữ Chủ tịch UBND phường chia sẻ, từ đợt giãn cách xã hội đến nay, chị phải “gửi” mẹ chồng nhờ họ hàng chăm sóc. Chị - với cương vị Chủ tịch phường thì trực thường xuyên, còn chồng chị, một lãnh đạo công an phường, cũng thường xuyên bám các chốt…

Còn cậu cán bộ tư pháp phường sau khi trả lời phỏng vấn vài câu, vội cúp điện thoại: “Em gửi ảnh sau, em phải đi chở nhu yếu phẩm đã nhé”. Phường có khu dân cư bị phong tỏa, cán bộ, công chức phường không chỉ phải giải quyết công việc thường nhật, mà còn luân phiên trực tại các chốt, rồi đi chở lương thực thực phẩm, đi chợ cho dân…

Những ngày này ở các chốt trực, bên cạnh những dáng áo xanh của thanh niên tình nguyện, cũng thường xuyên có những mái đầu bạc. Các Tổ Covid cộng đồng cũng đủ già, trẻ, gái, trai, tình nguyện cùng hỗ trợ chính quyền tuyên truyền vận động bà con, hỗ trợ lực lượng y tế, hỗ trợ người dân khó khăn…

Đúng như chia sẻ của lãnh đạo UBND các phường, xã, chỉ có huy động được người dân đồng lòng, thì công tác phòng, chống dịch mới hiệu quả. Và để huy động được sức dân, sẽ phụ thuộc rất lớn vào những người lãnh đạo ở cơ sở như họ.

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm