--> -->
Dòng sự kiện:

Chú trọng kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc

12/04/2020 07:14

Chia sẻ
Với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2020 sẽ diễn ra từ 1-31/5/2020, tại tất cả các cấp công đoàn trên toàn quốc.
chu trong kiem soat cac nguy co rui ro ve an toan ve sinh lao dong tai noi lam viec Xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp
chu trong kiem soat cac nguy co rui ro ve an toan ve sinh lao dong tai noi lam viec Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Khi công đoàn và doanh nghiệp cùng chung tay
chu trong kiem soat cac nguy co rui ro ve an toan ve sinh lao dong tai noi lam viec Đối thoại về các vướng mắc khi triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Các hoạt động hưởng ứng Tháng ATVSLĐ năm 2020 sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động về công tác ATVSLĐ, nhất là lao động, sản xuất trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động, không để dịch bệnh lây lan trong công nhân lao động.

chu trong kiem soat cac nguy co rui ro ve an toan ve sinh lao dong tai noi lam viec
“Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”, là chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020

Đồng thời, cần thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương, Tổng Liên đoàn và chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Về nội dung hoạt động của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ; giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ như: Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, phong trào “Công nhân vì thành phố Xanh - Sạch - Đẹp”, phong trào lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động… qua đó thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ.

Cùng đó, cần tăng cường công tác phối hợp với ngành Lao động –Thương binh và Xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội... trong các hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện và công tác phòng chống dịch Covid-19; phối kết hợp trong các hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, tư vấn, đối thoại chính sách liên quan đến người lao động tại các doanh nghiệp; chăm lo, bảo đảm quyền lợi của đoàn viên và người lao động.

Với những đơn vị tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về ATVSLĐ, cần hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động: Tổ chức tư vấn trực tuyến chế độ chính sách pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động; tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi, thi tìm hiểu về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, cách nhận biết và phòng chống dịch bệnh Covid-19… bằng các hình thức thi viết hoặc thi trên các nền tảng trực tuyến.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị các cấp công đoàn cần tăng cường chỉ đạo công đoàn cơ sở quan tâm chăm lo bảo đảm bữa ăn giữa ca của người lao động, tăng cường sức khỏe cho người lao động trong mùa dịch thông qua việc thương lượng Thỏa ước lao động tập thể có nội dung về chất lượng bữa ăn ca và ATVSLĐ nhằm bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người lao động…

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị: LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc tổng hợp các kiến nghị, khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ, người lao động bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 gửi về Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn trước ngày 30/4/2020 để đề nghị Hội đồng quốc gia ATVSLĐ và các bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết.

B.D

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm