
Chuẩn bị nghỉ lễ 30/4 - 1/5 dài ngày, cáp quang biển APG "lăn đùng" gặp sự cố
24/04/2018 14:07
![]() | Hoàn tất dịch chuyển sớm, cáp APG đã khôi phục 100% lưu lượng |
![]() | Hoàn tất sửa chữa cáp quang biển APG vào ngày 7/1 |
Theo thông tin từ hệ thống giám sát của đơn vị vận hành cáp quang biển APG, lúc 23h50 (ngày 23/04/2018) đã xảy ra sự cố gây mất 930G trên tuyến cáp biển quốc tế APG. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố cáp vào trạm cập bờ Chongming - Trung Quốc.
![]() |
Trong những ngày tới, đường truyền internet của người dùng có thể bị chậm. |
Là một trong những nhà mạng có khai thác tuyến cáp này, VNPT cho biết, ngay sau khi nhận được thông báo, VNPT đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức định tuyến, ưu tiên lưu lượng trên các hướng cáp biển khác đang hoạt động ổn định nhằm đảm bảo chất lượng kết nối quốc tế cho các khách hàng. Mặc dù vậy, VNPT cho biết cũng không thể tránh khỏi tình trạng trên ảnh hưởng đến chất lượng kết nối Internet của một số khách hàng.
Theo VNPT, nhà mạng này đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế xử lý (thời gian hoàn thành dự kiến khoảng 2 đến 3 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết), và sẽ cập nhật thông tin mới trong thời gian sớm nhất kèm lời xin lỗi về sự bất tiện đến khách hàng.
Được biết, tuyến cáp quang biển APG được đưa vào vận hành thử nghiệm từ cuối tháng 10/2016 và vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ khoảng giữa tháng 12/2016, sau 4 năm triển khai đầu tư. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom và CMC Telecom, APG được nhận định sẽ góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tuyến cáp biển AAG thường xuyên gặp sự cố.
Với tổng chiều dài khoảng 10.400 km, APG có khả năng cung cấp băng thông tới 54 Tb/s và con số này mang lại tốc độ Internet nhanh hơn khoảng gần 20 lần nếu so với AAG. APG là tuyến cáp biển sử dụng công nghệ mới nhất: 40Gbps/1 bước sóng (có khả năng chuyển lên công nghệ 100Gbps/1 bước sóng) giúp kết nối trực tiếp các nước châu Á - Thái Bình Dương đến các nền kinh tế lớn: Mỹ, Úc, Ấn Độ, châu Phi với dung lượng lớn từ đó đáp ứng sự tăng trưởng theo cấp số nhân nhu cầu băng rộng khu vực châu Á. Dự án APG đã thu hút được nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn của châu Á như NTT Docomo (Nhật Bản), China Telecom (Trung Quốc) hay KT (Hàn Quốc)…
Theo Kiến Tường/ danviet.vn

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Nhận định Sevilla vs Las Palmas: Khi điểm tựa quá khứ lên tiếng

Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia “.vn”

Tàu điện lớn nhất thế giới hạ thủy: Bước ngoặt xanh cho ngành vận tải biển

Ngày mai 5/5/2025: Microsoft chính thức khai tử Skype, kết thúc một kỷ nguyên, mở ra trang mới với Teams

Apple phát cảnh báo khẩn: Người dùng iPhone tại 100 quốc gia có thể bị gián điệp tấn công

Meta phát hành ứng dụng AI độc lập, chính thức bước vào cuộc đua với ChatGPT

Google AI Overviews chạm mốc 1,5 tỷ người dùng mỗi tháng

Mua sắm trực tuyến trên ChatGPT: Bước tiến mới của thương mại điện tử?

Bạn có sẵn sàng trả giá cho sự miễn phí khi sử dụng AI?

Google cảnh báo khẩn: Lừa đảo tinh vi nhắm đến người dùng gmail

ChatGPT bổ sung tính năng xác định vị trí từ hình ảnh: Bước tiến mới hay mối lo về quyền riêng tư?
Tin đọc nhiều

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Nhận định Torino vs Inter Milan: Trận chiến của hai thế giới
