--> -->
Dòng sự kiện:

Chuyên gia mách "bí quyết" đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết

09/02/2024 14:29

Chia sẻ
Việc bảo quản đồ ăn sống - chín lẫn lộn và tủ lạnh quá chật chội không có không khí lưu thông, dễ dàng khiến nơi đây trở thành ổ vi khuẩn làm thức ăn nhanh thiu hỏng. Sử dụng những thực phẩm này, người dân có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, nặng nề hơn dẫn đến sốc nhiễm khuẩn không hồi phục và tử vong.
“Chuyến bay Công đoàn” đã cất cánh đưa công nhân về quê đón Tết Những chuyến xe đầy ắp yêu thương đưa bệnh nhân bị ung thư về quê đón Tết Đường phố trang hoàng rực rỡ đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Tết đến, tủ lạnh chật ních thực phẩm là tình trạng chung của nhiều gia đình. Đây là thói quen mua sắm vượt quá nhu cầu của nhiều gia đình, gây tốn kém, lãng phí và có hại cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm tích trữ lâu ngày.

Chuyên gia mách nước chọn thực phẩm dịp Tết đúng cách
Người dân nên chuẩn bị thực phẩm theo nhu cầu của gia đình.

Nói về thói quen này, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương, Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho rằng, thức ăn dù đã nấu chín nhưng để lâu ngày trong tủ lạnh vẫn có thể biến chất và nhiễm khuẩn.

Theo đó, việc bảo quản đồ ăn sống - chín lẫn lộn và tủ lạnh quá chật chội không có không khí lưu thông, dễ dàng khiến nơi đây trở thành ổ vi khuẩn làm thức ăn nhanh thiu hỏng. Khi sử dụng những thực phẩm này, người dân có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, nặng nề hơn dẫn đến sốc nhiễm khuẩn không hồi phục và tử vong.

Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng mua sắm thực phẩm dư thừa quá mức tiêu dùng trong ngày Tết gây nên sự lãng phí lớn. Để có thể giải quyết "bài toán" mua sắm thực phẩm hợp lý ngày Tết, vừa đảm bảo vấn đề sức khỏe, vừa tạo lập thói quen tiêu dùng thông minh, tối ưu tài chính của bản thân và gia đình, người dân cần lưu ý bỏ tâm lý tích trữ thực phẩm.

Với tâm lý sợ khan hàng hóa trong dịp Tết, nhiều gia đình có thói quen mua thực phẩm tích trữ. Thế nhưng, hiện nay, các hệ thống siêu thị lớn, chợ đầu mối đều sở hữu nguồn hàng phong phú và đa dạng, phục vụ nhu cầu xuyên suốt dịp Tết của người dân. Vì vậy, người dân nên mua sắm thực phẩm theo đúng nhu cầu sử dụng trong gia đình, tránh dự trữ quá nhiều khiến thức ăn ôi thiu và phải bỏ đi gây lãng phí.

Ngày Tết, các loại thực phẩm đóng gói như mứt, hoa quả sấy, bánh kẹo… là những mặt hàng thường được ưa chuộng. Tuy nhiên, người dân, đặc biệt là các chị, em nội trợ nên lưu ý hạn sử dụng trước khi mua hàng, tránh mua phải thực phẩm hết hạn, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với những loại thực phẩm khô như măng, nấm hương, mộc nhĩ… cần bảo quản kín trong túi bóng hoặc hộp đựng, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh dính nước gây ẩm mốc hoặc lên men. Đối với thực phẩm tươi sống như thịt gà, thịt bò, tôm… ngay sau khi mua, nếu chưa dùng đến nên được cấp đông càng sớm càng tốt, nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mọi người nên chia nhỏ thực phẩm thành từng phần vừa đủ cho mỗi lần sử dụng, tránh mất công rã đông dư thừa.

Các loại mứt Tết, bánh kẹo tẩm đường… không nên cất giữ trong tủ lạnh vì hơi ẩm sẽ làm chảy nước, khiến đồ ăn càng nhanh hỏng hơn so với khi để trong túi ở môi trường bên ngoài.

Đồng thời, vị chuyên gia này cũng lưu ý, lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp Tết cùng tâm lý “ham rẻ”, nhiều đối tượng xấu bày ra đủ chiêu trò lừa đảo hoặc bán hàng giả, hàng kém chất lượng để kiếm lợi nhuận. Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên lựa chọn mua sắm ở các địa chỉ uy tín, có nhiều đánh giá tốt, đảm bảo được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra cẩn thận độ tươi ngon của sản phẩm trước khi quyết định chi "hầu bao".

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người dân trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm thì nguyên tắc đầu tiên là thực phẩm nên ăn chín. Nấu xong không để quá 4 giờ mới ăn. Đặc biệt là không làm nhiều quá, để ăn không hết lưu cữu ngày này sang ngày khác. Lúc đó, dù bảo quản để lạnh thế nào, đồ ăn vẫn bị ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn.

Thứ hai là đối với thực phẩm mua sẵn, người dân lưu ý lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ và tuân thủ theo hướng dẫn về vận chuyển, bảo quản của người sản xuất.

Thứ ba là về sử dụng. Người dân cố gắng sử dụng thực phẩm vừa đủ, tránh sử dụng quá nhiều... Đây là một vài thông tin cơ bản để chúng ta có thể lưu ý trong quá trình mua, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm trong dịp Tết, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế lưu ý thêm.

Minh Khuê

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm