
Chuyện xây trường, mở lớp
02/04/2024 08:41
Không để quá tải tuyển sinh đầu cấp Quyết tâm bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh |
Cả tuần nay đọc báo, có lẽ một trong những tin không chỉ khiến người viết bài này vui nhất, mà còn đông đảo người dân quận Hoàn Kiếm vui, đó là việc thành phố Hà Nội chính thức thu hồi đất tại 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Dự án Trường Tiểu học Võ Thị Sáu được xây dựng trên khu đất rộng hơn 1.200m2.
Theo phương án kiến trúc của quận Hoàn Kiếm, trường tiểu học này có quy mô 2 tầng hầm, 5 tầng nổi và một tầng tum. Trước đó, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, quận Hoàng Mai cũng tiến hành thu hồi đất dự án chậm triển khai để xây trường học. Đây là một trong những tín hiệu vui, để Thành phố bắt đầu triển khai đồng bộ việc xây thêm trường công, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh tại Hà Nội.
Có thể thấy, chưa khi nào mà kết cấu hạ tầng, quy mô kinh tế và quy mô dân số của Hà Nội phát triển như hiện tại. Song, bên cạnh yếu tố chủ quan là quy hoạch và quản lý quy hoạch không theo chuẩn, khiến hệ thống đô thị mọc lên quá nhiều, hệ thống trường lại quá ít, dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, thì quan trọng hơn là do yếu tố khách quan: Tốc độ tăng dân số cơ học quá lớn.
Từ chỗ cách đây khoảng 20 năm, dân số Hà Nội chỉ khoảng 3 triệu, đến nay quy mô dân số đã lên khoảng 9 triệu người. Đặc biệt, các quận của Thủ đô từ vùng lõi ra phía ngoài đều phát triển với cấp số nhân, càng dẫn đến tình trạng thiếu trường nghiêm trọng. Điều này dẫn đến hệ lụy, thi, xét tuyển đầu vào các cấp của trường công khó hơn xét tuyển và thi vào đại học. Mỗi kỳ thi là cả một quá trình “siêu vất vả” với cả phụ huynh lẫn học sinh. Chỉ riêng cái quyền được học ở trường công, giờ cũng trở thành một sự phấn đấu, tranh đua cả về vật chất (học thêm), lẫn tinh thần ghê gớm.
Trong một bài bình luận trước, Lao động Thủ đô từng đề cập, với quy mô kinh tế, thu ngân sách lớn như thành phố Hà Nội, chỉ cần mỗi quận, huyện kiên quyết thu hồi một vài dự án chậm tiến độ, dự án treo, hay di dời các công sở ra ngoại thành là Thành phố dư sức chi 100 - 120 tỷ đồng để xây dựng một ngôi trường khang trang cho các cháu học sinh học.
Còn đối với giáo viên, khi Luật Thủ đô được thông qua, Hà Nội đủ thẩm quyền để chi ngân sách cho giáo dục nhiều hơn, trong đó có chi cho tăng đội ngũ giáo viên đứng lớp. Và rất vui, sau việc thu hồi dự án ở Hoàng Mai để xây trường, đến việc quận Hoàn Kiếm thu hồi 1.200 m2 “đất vàng” để xây trường… tới đây, chỉ đạo của Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ dần đi vào cuộc sống. Hy vọng trong 3 đến 5 năm tới, câu chuyện tuyển sinh đầu vào sẽ không còn nóng như hiện tại.
L.Hà

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
