--> -->
Dòng sự kiện:

Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

24/02/2025 19:54

Chia sẻ
Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ 1/3/2025. Theo Nghị định, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ gồm 22 đơn vị.
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ gồm 22 đơn vị

Trong đó, Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ gồm:

1. Vụ Tổ chức - Biên chế.

2. Vụ Chính quyền địa phương.

3. Vụ Công chức - Viên chức.

4. Vụ Tổ chức phi chính phủ.

5. Vụ Cải cách hành chính.

6. Vụ Công tác thanh niên và Bình đẳng giới.

7. Vụ Hợp tác quốc tế.

8. Vụ Tổ chức cán bộ.

9. Vụ Pháp chế.

10. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

11. Thanh tra Bộ.

12. Văn phòng Bộ.

13. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

14. Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.

15. Cục Việc làm.

16. Cục Quản lý lao động ngoài nước.

17. Cục Người có công.

18. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

19. Trung tâm Công nghệ thông tin.

20. Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước và Lao động.

21. Tạp chí Tổ chức Nhà nước và Lao động.

22. Báo Dân trí.

Các đơn vị quy định từ 1 - 18 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; các đơn vị quy định từ 19 - 22 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của Bộ…

Về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp huyện).

Thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đề án và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.

Hướng dẫn việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; hướng dẫn xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Về quản lý biên chế, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của các cơ quan, tổ chức hành chính và biên chế của các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền; trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định giao, điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức hành chính và hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền; quyết định giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi được cơ quan có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các đề tài, đề án, chiến lược và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về: Tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức theo vị trí việc làm; bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, tổ chức thi hoặc xét nâng ngạch công chức, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức; đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức danh; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức (trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác); tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan Nhà nước và các nội dung quản lý khác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

Trình Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ, miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê chuẩn theo quy định của pháp luật.

Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ...

Về cải cách hành chính Nhà nước, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền quyết định chương trình, kế hoạch, đề án chung về cải cách hành chính nhà nước trong từng giai đoạn. Làm thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ.

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành, hướng dẫn phương pháp theo dõi, đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh; phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước...

Về lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế; hướng dẫn việc thực hiện quy định của pháp luật về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến cấp xã và lao động hợp đồng trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Về lĩnh vực việc làm, Bộ Nội vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Về lĩnh vực người có công, Bộ Nội vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; xây dựng chế độ, định mức, phương thức trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng đối với người có công với cách mạng; quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, xây dựng phương án xác định các công trình ghi công liệt sĩ trong quy hoạch có liên quan; hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ...

Ngân Phương

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm