--> -->
Dòng sự kiện:

Có được bắt người lao động làm thêm giờ?

25/11/2019 15:50

Chia sẻ
Theo phản ánh của ông Trịnh Trung Kiên (ở Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm): Công ty yêu cầu ông Kiên làm thêm giờ nhưng ông không đồng ý. Mặc dù vậy, công ty vẫn bắt ông phải làm thêm nếu không sẽ bị trừ lương. Ông Kiên muốn nhờ báo Lao động Thủ đô tư vấn về trường hợp của mình.  
co duoc bat nguoi lao dong tham them gio Đề nghị người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương vào Ngày Gia đình Việt Nam
co duoc bat nguoi lao dong tham them gio Những điểm mới trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
co duoc bat nguoi lao dong tham them gio Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm không tăng giờ làm thêm

Về việc này, luật sư Ngọc Anh – Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2012 thì làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

co duoc bat nguoi lao dong tham them gio
Bắt người lao động làm thêm giờ là vi phạm luật lao động (Ảnh minh họa)

Như vậy: Căn cứ quy định trên thì cơ bản người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các điều kiện sau: được sự đồng ý của người lao động; số giờ làm thêm phù hợp với quy định; trả lương làm thêm giờ theo đúng quy định cũng như bố trí lịch nghỉ bù cho những số ngày không được nghỉ.

Do đó: Người sử dụng lao động không được bắt buộc, ép người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động (trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật)

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Như vậy: Người lao động không được từ chối làm thêm giờ khi có yêu cầu của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp trên.

Kết luận: Công ty bạn không được bắt buộc, ép bạn làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của bạn (trừ trường hợp được quy định Điều 107 Bộ luật lao động 2012).

Trường hợp công ty bắt buộc, ép bạn làm thêm giờ nếu không sẽ trừ lương, giảm thưởng là không phù hợp với quy định của pháp luật (việc làm thêm giờ phải có sự đồng ý của bạn).

Nên bạn có thể thỏa thuận lại với công ty về vấn đề này. Trường hợp không thỏa thuận được và công ty vẫn cố tình giữ quan điểm ban đầu (ép bạn làm thêm giờ) thì bạn có thể liên hệ Công đoàn cơ sở (trong công ty) hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi cho mình.

P.V

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm