
Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc: Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu
26/12/2022 20:38
Hà Nội rà soát, đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai Đề án 06 Tháo gỡ vướng mắc, thực hiện hiệu quả Đề án 06 |
Đây là thông tin tại cuộc họp báo quý 4/2022 của Bộ Tư pháp, diễn ra chiều 26/12, do Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Bộ Tư pháp đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện các nhiệm vụ được giao để góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp.
Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiến hành rà soát, kịp thời góp ý, thẩm định nhiều văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc triển khai Đề án 06.
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì họp báo. |
Năm 2022, Bộ Tư pháp đã kết nối thành công thêm 37 dịch vụ công của Bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia, nâng tổng số dịch vụ công của Bộ kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia lên 57 dịch vụ công (tăng gần 200% so với cuối năm 2021). Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục thực hiện quy trình kiểm thử đối với 2 dịch vụ công thuộc lĩnh vực Hộ tịch.
Đồng thời, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm 2 dịch vụ công liên thông: Đăng kí khai sinh - Đăng kí thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng kí khai tử - Xóa đăng kí thường trú - Trợ cấp mai táng phí tại thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Trả lời tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Trung Dũng, Cục Công nghệ thông tin cho biết, thời gian qua, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã nỗ lực thực hiện việc kết nối các cơ sở dữ liệu của ngành Tư pháp và Công an, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này được ngành Tư pháp và Công an thực hiện từ năm 2016 bằng việc Bộ Tư pháp kết nối với hệ thống cấp số định danh cá nhân của Bộ Công an các dữ liệu về khai sinh.
Khi Bộ Công an xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ 1/7/2021, việc kết nối được tiếp tục triển khai, phân loại với đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân. Các đơn vị của Bộ Tư pháp cũng đang kết nối với Bộ Công an các dịch vụ khai thác, cung cấp thông tin về dân cư.
Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã kết nối và chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đến nay, có nhiều bước tiến mới.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trả lời tại cuộc họp báo. |
Liên quan đến việc bỏ Sổ hộ khẩu giấy, ông Hải cho biết, Luật Hộ tịch đã dự báo, triển khai một số hoạt động, gần như đi trước. Từ năm 2017, tất cả các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực của Bộ Tư pháp, trong đó có hộ tịch, đã dự liệu không yêu cầu người dân sử dụng Sổ hộ khẩu, hạn chế thông tin về nơi cư trú. Đến ngày 14/11/2022, qua rà soát và công bố với 37 thủ tục, tất cả đều không sử dụng Sổ hộ khẩu.
“Hiện có 58,1 dữ liệu hộ tịch trong hệ thống, trong đó có 36,3 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 8,1 triệu trẻ em đăng ký khai sinh và cấp số định danh, 4,3 triệu đăng ký khai sinh đã được chuyển sang cơ quan Bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Về cơ bản, việc kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chúng tôi đã sẵn sàng. Ngoài Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chúng tôi cũng đã sẵn sàng chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu khác”, ông Hải cho biết.
Nói về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn điện tử, theo ông Hải, Bộ Tư pháp đang có dự án đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, giai đoạn đầu đang hình thành cơ sở dữ liệu, là mấu chốt để sau này thực hiện đăng ký kết hôn trực tuyến. Tuy nhiên, với thủ tục kết hôn, sau khi đăng ký kết hôn trực tuyến thì người vợ/chồng vẫn phải đến cơ quan đăng ký để ký trực tiếp, chứ không thể ký qua mạng internet được.
Theo Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiện có hơn 58 triệu dữ liệu hộ tịch các loại, bao gồm: Hơn 36 dữ liệu đăng ký khai sinh, hơn 8 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn, gần 6,1 triệu trường hợp đăng ký khai tử và hơn 7,8 triệu dữ liệu đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.


Hà Nội nghiêm cấm hành vi lấy số thứ tự "ảo" khi đăng ký làm dịch vụ công online

Công an Hà Nội phá chuyên án, thu giữ trên 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (16/5): Vàng giảm sâu tới 2,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Giá xăng dầu hôm nay (15/5): Giá dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều bật tăng mạnh mẽ
