--> -->
Dòng sự kiện:

Công đoàn Thủ đô tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động

09/08/2021 20:25

Chia sẻ
Ngày 9/8, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Nguyễn Phi Thường ký Công văn số 449/LĐLĐ về hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.
Lan tỏa những mô hình sáng tạo, hiệu quả của Công đoàn trong hỗ trợ người lao động Trao hỗ trợ 25 tỷ đồng tới người lao động, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch tỉnh Đồng Nai “Xe buýt siêu thị 0 đồng” giúp người lao động quận Hà Đông thêm ấm áp

Công văn nêu rõ: Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương đã phải thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, trong đó có thành phố Hà Nội. Trong đợt thực hiện giãn cách xã hội thứ nhất theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Công đoàn Thủ đô với vai trò, trách nhiệm của mình đã chủ động, tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 với nhiều cách làm mới, sáng tạo như tổ chức Chương trình “Xe buýt Siêu thị 0 đồng”, “Gian hàng lưu động 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”... từ đó đã hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu đến hàng chục nghìn đoàn viên, người lao động vượt qua đại dịch bệnh.

Phát huy kết quả đã đạt được, nhằm hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt trong bối cảnh thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội lần thứ hai, để người lao động yên tâm “Ai ở đâu ở đấy” góp phần cùng Thành phố và cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh, LĐLĐ thành phố Hà Nội yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương thực hiện một số nội dung.

Công đoàn Thủ đô tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 (Ảnh minh họa: P. Ngân)

Trước hết, các cấp Công đoàn căn cứ Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Hướng dẫn số 10/HD-LĐLĐ ngày 27/5/2021; Kế hoạch số 39/KH-LĐLĐ ngày 21/7/2021 và Văn bản số 434/LĐLĐ ngày 02/8/2021 của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội về “Triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cấp Công đoàn Thủ đô” tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, kịp thời và đúng đối tượng.

Công đoàn các cấp ưu tiên nguồn tài chính Công đoàn và kêu gọi từ nguồn xã hội hóa tăng cường các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp bằng kinh phí, lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là người lao động ở các Khu Công nghiệp và Chế xuất (CN&CX), Cụm Công nghiệp tập trung, công nhân lao động (CNLĐ) ở các khu nhà trọ đang phải nghỉ việc do doanh nghiệp dừng hoạt động vì dịch bệnh Covid-19.

LĐLĐ Thành phố yêu cầu mỗi LĐLĐ quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn Khu CN&CX Hà Nội tổ chức ít nhất 1 “Siêu thị 0 đồng” tại những nơi tập trung đông CNLĐ (theo Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của đơn vị) hoặc bố trí ít nhất 1 “Chuyến xe Siêu thị 0 đồng” thường trực hàng ngày, để kịp thời tiếp nhận và thực hiện hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động, báo cáo về LĐLĐ thành phố Hà Nội (qua Tổ ứng phó khẩn cấp).

Cùng đó, Công đoàn các cấp phối hợp với các doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và chính quyền cơ sở, thôn, tổ dân phố khẩn trương rà soát đối tượng CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là đối tượng công nhân đang thuê trọ tại các địa bàn dân cư, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; với mức hỗ trợ mỗi “Túi An sinh Công đoàn” gồm: Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu không quá 200.000 đồng/lao động (hoặc 1 phòng trọ).

Kinh phí mua các sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ CNLĐ chi từ nguồn tài chính Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 50% và LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ 50% được chuyển khoản về Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để triển khai thực hiện. Danh sách đoàn viên, người lao động được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ và bản sao chứng từ tài chính kèm theo gửi về LĐLĐ Thành phố (Qua Ban chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động) để thẩm định trình Thường trực LĐLĐ Thành phố quyết định hỗ trợ. Tiêu chuẩn hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động do Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện.

Công đoàn Thủ đô tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động
LĐLĐ quận Hoàng Mai tổ chức "Gian hàng lưu động 0 đồng" hỗ trợ người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: LĐLĐ quận Hoàng Mai)

Đối với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn tài chính, đề nghị báo cáo về LĐLĐ Thành phố (qua Tổ ứng phó khẩn cấp) để xem xét, tham mưu báo cáo trình Thường trực LĐLĐ Thành phố quyết định cấp hỗ trợ. Trường hợp phát sinh khó khăn trong tổ chức thực hiện, đề nghị các đơn vị phản ánh ngay LĐLĐ Thành phố để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Trường hợp người lao động bị cách ly tập trung tại doanh nghiệp hoặc nằm trong các khu dân cư bị cách ly, phong tỏa cần hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu; nếu số lượng từ 100 người trở lên thì LĐLĐ Thành phố sẽ triển khai hỗ trợ; nếu dưới 100 người Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tự tổ chức hỗ trợ từ nguồn tài chính Công đoàn của đơn vị và báo cáo kết quả về LĐLĐ thành phố Hà Nội.

LĐLĐ Thành phố yêu cầu Công đoàn các Khu CN&CX và các LĐLĐ quận, huyện có Cụm Công nghiệp tập trung khẩn trương rà soát đối tượng đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lập danh sách gửi về LĐLĐ Thành phố hỗ trợ kịp thời (qua Tổ ứng phó khẩn cấp) trước 10h00 ngày 11/8/2021, đồng thời yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương công bố số điện thoại đường dây nóng 24/24/7 (qua các nhóm Zalo Công đoàn) để tiếp nhận thông tin yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp của người lao động và Công đoàn cơ sở; cung cấp tên cán bộ phụ trách và số điện thoại đường dây nóng gửi về “Tổ ứng phó khẩn cấp” LĐLĐ Thành phố trước 9h00 ngày 10/8/2021.

LĐLĐ Thành phố giao “Tổ ứng phó khẩn cấp” LĐLĐ Thành phố là bộ phận thường trực, trực tiếp tiếp nhận thông tin, các yêu cầu cần hỗ trợ từ các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; tham mưu Thường trực LĐLĐ Thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 của các cấp Công đoàn Thủ đô.

LĐLĐ Thành phố lưu ý, “Tổ ứng phó khẩn cấp” và đội ngũ cán bộ các cấp Công đoàn Thủ đô tham gia các hoạt động hỗ trợ người lao động phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Phạm Diệp

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm