--> -->
Dòng sự kiện:

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nêu phương án tiếp tục khắc phục hậu quả

25/07/2024 13:36

Chia sẻ
Tại phiên tòa sáng 25/7, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã trình bày một số phương án để tiếp tục khắc phục hậu quả của vụ án.
Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Sáng 25/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết xin được bán cổ phần của mình tại FLC

Theo kế hoạch, sáng 25/7, đại diện Viện kiểm sát (VKS) sẽ tiến hành luận tội. Tuy nhiên, để xem xét và ghi nhận đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, VKS đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) cho quay trở lại phần xét hỏi.

Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: N.A
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: N.A

Trả lời VKS, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết, đến ngày 25/7, bị cáo được gia đình khắc phục khoảng 240 tỉ đồng.

Theo lời khai của cựu Chủ tịch FLC tại tòa, từ khi bị khởi tố, bị bắt tạm giam về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã liên tục làm việc với Cơ quan điều tra và luôn xin được khắc phục số tiền trên 700 tỉ đồng.

Tiếp đó, bị cáo Quyết trình bày rằng, bản thân ông đã làm việc cùng luật sư với mong muốn xin dùng tài sản để khắc phục. Ông Quyết cho biết, đã “bán đi tài sản tâm huyết của mình là hãng hàng không Bamboo” để có tiền đền bù, thu được 200 tỉ đồng và nộp vào tài khoản của Cơ quan điều tra để khắc phục. Còn lại 500 tỉ đồng, bên mua cam kết chuyển về tài khoản của Cơ quan điều tra để bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả.

“Bị cáo nghĩ với số tiền này là đủ khắc phục hậu quả cho tội Thao túng thị trường chứng khoán”, ông Quyết trình bày.

Đến tháng 8/2022, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị khởi tố thêm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với số tiền bị quy kết đã chiếm đoạt là trên 3.000 tỉ đồng.

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: N.A
Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: N.A

Theo lời khai của bị cáo Quyết, ông đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần của mình tại FLC. Cựu Chủ tịch FLC cho biết bản thân nắm giữ 30% cổ phần tại FLC; toàn bộ tài sản đó đủ để khắc phục hậu quả.

Tại tòa, bị cáo Quyết khẳng định, bản thân vẫn luôn tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nếu bị HĐXX tuyên phải bồi thường; đồng thời cho biết tài sản đang bị phong tỏa ước tính khoảng 4.800 tỉ đồng - 5.000 tỉ đồng, cộng thêm số tiền người mua hãng hàng không Bamboo chưa trả thì cũng đủ khắc phục hậu quả của vụ án.

Cựu Chủ tịch FLC mong HĐXX tạo điều kiện để bán tài sản nhằm đền bù thiệt hại, bao gồm cả cổ phần của chính bị cáo tại FLC. Bị cáo Quyết rất mong cơ quan tiến hành tố tụng cho phép được bán cổ phần của bản thân tại FLC trước, nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết.

Để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, cũng như để VKS xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, HĐXX quyết định vào chiều mai (26/7), VKS sẽ tiến hành luận tội.

Bị hại đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Trịnh Văn Quyết

Trước khi diễn ra phiên tòa, tòa án triệu tập hơn 30.000 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS của Công ty Faros tới phiên tòa với tư cách bị hại. Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS được triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Quang cảnh phiên tòa - Ảnh: N.A
Quang cảnh phiên tòa - Ảnh: N.A

Tại phần xét hỏi sáng 24/7, một số nhà đầu tư được triệu tập với tư cách người liên quan đã có ý kiến. Cụ thể, ông Lưu Quang H. (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết ông mua cổ phiếu ROS từ khoảng năm 2019 - 2020, mua dần dần để tăng khối lượng cổ phiếu nắm giữ. Hiện ông còn nắm giữ 150.000 cổ phiếu ROS. Ông H. nói rằng, những người đang nắm giữ cổ phiếu ROS hiện nay mới là người chịu thiệt hại trực tiếp từ vụ án.

Do đó, ông H. đề nghị tòa án xác định ông và những người tương tự là bị hại và “mong bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục cho chúng tôi”.

Theo lời trình bày của ông Vũ Xuân H. (ở Long Biên, Hà Nội), ông mua cổ phiếu ROS từ năm 2018, 2019 và hiện còn sở hữu 1.300 cổ phiếu của công ty này. Tại tòa, ông Vũ Xuân H. đề nghị HĐXX xem xét giảm hình phạt cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC sớm được về để tiếp tục sản xuất kinh doanh, để không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư còn đang nắm giữ cổ phiếu.

Một nhà đầu tư khác vẫn còn sở hữu cổ phiếu của ROS là ông Võ Tây N. (ở TP.HCM). Ông N. cho hay vào năm 2022, ông mua cổ phiếu ROS và hiện còn nắm giữ 200.000 cổ phiếu. Tại tòa ông N. yêu cầu được bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, một nhà đầu tư khác mong sớm được giải quyết hậu quả vụ án và cho rằng, dễ dàng nhất là để bị cáo Trịnh Văn Quyết đứng lên giải quyết hậu quả cho các nhà đầu tư. Theo nhà đầu tư này, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết có thể lấy tài sản của mình để sớm bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư; đồng thời đề nghị HĐXX giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Sau khi vụ án xảy ra, cổ phiếu ROS của Công ty Faros đã bị hủy niêm yết, không thể giao dịch trên sàn chứng khoán. Theo cáo buộc, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo cấp dưới và Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi gian dối, tăng khống vốn chủ sở hữu từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Sau đó hoàn thiện thủ tục để niêm yết cổ phiếu, sử dụng sàn HoSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư.

Thu Anh

"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dịch vụ giao hàng nhanh đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống đô thị. Tuy nhiên, song hành với sự tiện lợi đó, lại xuất hiện tình trạng nhiều tài xế giao hàng (shipper) cố tình che lấp, làm mờ hoặc sửa đổi biển số xe khi tham gia giao thông.

Lấy người lao động làm trung tâm trong mọi hoạt động

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, vai trò của tổ chức Công đoàn ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong việc đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Công đoàn Khách sạn JW Marriott Hà Nội đã thể hiện rõ vai trò này thông qua nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Hàng năm đến ngày 9/5, cả nước Nga lại hân hoan chào mừng lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức. Sự kiện này đánh dầu thời điểm vào lúc 0 giờ 43 sáng theo giờ Moskva ngày 9/5/1945, văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã đã được ký kết, là dấu mốc quan trọng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của đất nước Liên Xô.

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 còn chưa giải quyết và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Khi Công đoàn lắng nghe và thấu hiểu

Mỗi dịp tháng 5 về, Tháng Công nhân lại khởi động với nhiều hoạt động tôn vinh, tri ân, chăm lo đời sống cho người lao động. Nhưng bên cạnh các phần quà, suất ăn, công nhân hôm nay còn mong gì hơn? Lắng nghe kỳ vọng từ chính họ, những người đang hàng ngày bám dây chuyền, bám công trường - là cách để Tháng Công nhân trở thành tháng hành động đúng nghĩa.
Xem thêm