--> -->
Dòng sự kiện:

Đại biểu dự đại hội công đoàn phải có phẩm chất, năng lực tiêu biểu

25/02/2017 11:29

Chia sẻ
Đại biểu đi dự đại hội, hội nghị Công đoàn cấp trên phải là những cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, năng lực tiêu biểu cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, cho trí tuệ của tập thể đoàn viên, CNVCLĐ; có khả năng lĩnh hội, đóng góp vào các nghị quyết và sự thành công của đại hội, hội nghị.  
dai bieu du dai hoi cong doan phai co pham chat nang luc tieu bieu Mở các đợt tuyên truyền Đại hội Công đoàn các cấp
dai bieu du dai hoi cong doan phai co pham chat nang luc tieu bieu Thí điểm bầu trực tiếp Chủ tịch Công đoàn cơ sở
dai bieu du dai hoi cong doan phai co pham chat nang luc tieu bieu Đại hội Công đoàn các cấp: Coi trọng chất lượng, hiệu quả

Đó là tiêu chuẩn về đại biểu chính thức dự Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp, được LĐLĐ Thành phố quy định trong kế hoạch số 02/KH-LĐLĐ về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, hướng tới Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI.

Kế hoạch nêu rõ, số lượng đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị Công đoàn các cấp do Ban Chấp hành Công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định, căn cứ vào số lượng đoàn viên, số lượng CĐCS, nghiệp đoàn, tình hình thực tế của đơn vị và quy định tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XI.

Trong đó, Đại hội đại biểu CĐCS, nghiệp đoàn, CĐCS thành viên có số lượng không quá 150 đại biểu; Công đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên có số lượng không quá 200 đại biểu. Đại hội Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở số lượng không quá 200 đại biểu. Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội không quá 500 đại biểu. Trường hợp đặc biệt, nếu cần phải tăng thêm số lượng đại biểu chính thức phải được công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét đồng ý, nhưng số lượng đại biểu tăng thêm cũng không vượt quá 10% so với quy định trên.

dai bieu du dai hoi cong doan phai co pham chat nang luc tieu bieu
Sáng suốt bầu đại biểu có đủ phẩm chất, năng lực tiêu biểu đi dự Đại hội công đoàn cấp trên (Ảnh minh họa)

Kế hoạch cũng nêu, công tác bầu cử đại biểu dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên và kiểm tra tư cách đại biểu thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 238/HD ngày 04/3/2014 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố lưu ý, đại biểu đi dự đại hội, hội nghị Công đoàn cấp trên được bầu theo số lượng phân bổ của công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị song phải là những cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, năng lực tiêu biểu cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, cho trí tuệ của tập thể đoàn viên, CNVCLĐ; có khả năng lĩnh hội, đóng góp vào các nghị quyết và sự thành công của đại hội, hội nghị.

Đại biểu dự Đại hội cần có cơ cấu hợp lý theo đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương, vùng kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mũi nhọn, đoàn viên trực tiếp sản xuất, đại diện cho các thành phần kinh tế, đại biểu là nữ. Những nơi có Công đoàn cấp trên chỉ đạo trực tiếp và Công đoàn cấp trên chỉ đạo phối hợp, thì được bầu 2 đoàn đại biểu dự đại hội, hội nghị cấp trên theo phân bổ.

Phạm Diệp

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm