
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Hà Nội): Cần nghiên cứu mô hình đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục
15/06/2020 19:50
Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đa số các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 của nước ta với nhiều giải pháp kịp thời, phù hợp đã được cộng đồng quốc tế khen ngợi…
Nhất trí cao với báo cáo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) phân tích sâu thêm về sự tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với lĩnh vực giáo dục, đồng thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đại dịch COVID để lại, cũng như đầu tư lâu dài cho ngành giáo dục.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Anh (Đoàn Hà Nội) |
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhanh chóng và kịp thời chỉ đạo cho các cơ sở giáo dục giảng dạy trực tuyến qua các phần mềm ứng dụng, hoặc qua các kênh truyền hình để đảm bảo chương trình học của các em học sinh, sinh viên các cấp không bị gián đoạn. Qua đó, tạo sự chuyển biến về năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các thầy, cô giáo trong toàn bộ hệ thống giáo dục đã được nâng lên rõ rệt.
“Đây là mặt tích cực mà chúng ta cần phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, còn những vấn đề như hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy học, phần mềm ứng dụng và hệ thống học liệu của chúng ta còn thiếu và chưa đảm bảo cho việc dạy và học trực tuyến nên phần nào còn hạn chế. Chúng ta cũng hết sức ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các thầy, cô giáo trong toàn ngành giáo dục đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, đại biểu Dương Minh Ánh nhấn mạnh.
Nêu vấn đề tế về việc thiếu các trang thiết bị, cơ sở hạ tâng công nghệ…đại biểu Dương Minh Ánh nêu, nhìn lại hình ảnh các thầy, cô giáo vùng cao trèo đèo, lội suối đến tận nhà, tận bản mang bài ôn tập cho các em không có đủ điều kiện để học qua truyền hình hoặc học online đã cho thấy sự tâm huyết, đầy trách nhiệm của các thầy, cô đối với các em học sinh. Cùng với đó là hình ảnh các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ để đến những nơi có sóng điện thoại để kịp thời ôn tập chương trình tốt nghiệp.
Theo đại biểu đoàn Hà Nội, đây là những hình ảnh mà các cấp, các ngành chúng ta cũng cần phải suy nghĩ và trăn trở. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng khiến rất nhiều trường mầm non tư thục phải đóng cửa trong mùa dịch vì không đủ khả năng để chi trả chi phí về mặt bằng, tiền thuê giáo viên và chi phí khác trong 3 tháng cách ly. Vì vậy, nhiều giáo viên mầm non phải nghỉ không lương, mất việc làm và không có thu nhập…
Để giải quyết các vấn đề đại biểu Dương Minh Ánh đề nghị Chính phủ chỉ đạo giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu mô hình đào tạo trực tuyến giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện các thể chế liên quan đến đào tạo trực tuyến, xây dựng hệ thống học liệu và đa dạng các phần mềm ứng dụng phục vụ giảng dạy trực tuyến. Cần bổ sung đầu tư trang thiết bị công nghệ, đặc biệt đầu tư cho các vùng miền núi, hải đảo và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư nguồn lực để phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, trong đó có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo và các vùng kinh tế khó khăn để giảm bớt khoảng cách giữa các vùng miền.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục sớm tiếp cận được các gói tín dụng, bổ sung các gói hỗ trợ thất nghiệp cho các đối tượng là giáo viên mầm non tư thục đã bị mất việc sau đại dịch COVID-19.
“Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy nhanh tiến độ, sớm ban hành quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông để thực hiện việc phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, điều này đã được quy định rất rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Luật Giáo dục sửa đổi 2019, giúp giải quyết các vấn đề khó khăn trong công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong năm học tới đây”, đại biểu Dương Minh Ánh nhấn mạnh.

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
