--> -->
Dòng sự kiện:

Đại gia bất động sản bị tình cũ dùng ảnh nóng để tống tiền

02/08/2022 11:27

Chia sẻ
Để uy hiếp, buộc người tình phải trả cho mình 13 tỷ đồng phí chia tay, Đoàn Phương Anh đã liên tục gọi điện khủng bố người tình, đồng thời gửi các hình ảnh nhạy cảm của 2 người cho bạn bè, đồng nghiệp, đối tác làm ăn của anh này.
Đe dọa tung ảnh nhạy cảm của bạn gái để tống tiền Bắt giữ ổ nhóm đặt máy quay lén trong khách sạn để tống tiền Hack Facebook của các cô gái trẻ, lấy ảnh nóng rồi tống tiền nạn nhân

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đoàn Phương Anh (sinh năm 1988, ở Khu đô thị Time City, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Cưỡng đoạt tài sản", theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 1-5 năm tù.

Theo cáo buộc, sau khi ly hôn chồng, năm 2017, Phương Anh có quan hệ tình cảm với anh P.N.A. (37 tuổi, Tổng Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản ở Hà Nội). Đầu năm 2018, anh A. ly hôn vợ rồi thuê căn hộ trong khu đô thị Times City và sống cùng Phương Anh.

Trong thời gian chung sống với nhau, mối quan hệ giữa anh P.N.A và Phương Anh bắt đầu rạn nứt khi Phương Anh hay ghen tuông vô cớ. Về phía anh P.N.A cũng có những lời lẽ xúc phạm và đánh Phương Anh. Sau nhiều ngày thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, ngày 13/2/2021, anh P.N.A muốn chấm dứt mối quan hệ tình cảm với Phương Anh nên chuyển đến sống một mình tại chung cư khác.

Vì không muốn chia tay người tình nên Phương Anh đã nhờ nhiều người can thiệp để anh P.N.A quay lại, nhưng anh này một mực từ chối. Bức xúc với người tình, Phương Anh đã buộc anh P.N.A phải bồi thường cho chị ta những tổn thất về thể chất và tinh thần thì mới đồng ý chấm dứt quan hệ tình cảm.

Viện Kiểm sát xác định cuối tháng 2/2021, Phương Anh đề nghị anh A. lập biên bản thỏa thuận chia tay với điều kiện anh này phải mua cho cô ta một căn hộ ở Times City giá khoảng 5 tỷ đồng, mở một cửa hàng thời trang trị giá một tỷ đồng. Bị can còn đề nghị đối phương lập thêm sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng.

Giữa năm 2021, việc kinh doanh của anh A. gặp khó khăn do dịch Covid-19 nên chưa đưa tiền cho Phương Anh. Từ tháng 5 đến tháng 11/2021, bị can đã gửi nhiều hình ảnh nhạy cảm của cô và anh A. khi họ còn mặn nồng cho bạn bè, đồng nghiệp, đối tác của anh A. Mục đích để uy hiếp anh A. phải đưa hơn 13,5 tỷ đồng.

Trước những hình ảnh nhạy cảm mà Phương Anh gửi, anh P.N.A lo sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và công việc làm ăn nên đã phải gặp Phương Anh để thỏa thuận về việc bảo mật thông tin đời tư của mình.

Ngày 22/10/2021, anh P.N.A đã chuyển cho Phương Anh số tiền 250 triệu đồng. Ngày 2/11/2021, khi Phương Anh tiếp tục nhận số tiền 400 triệu đồng từ anh P.N.A tại một ngân hàng ở đường Điện Biên Phủ (phường Cửa Nam, quận Ba Đình, Hà Nội) thì bị cơ quan Công an phát hiện và bắt giữ.

Quá trình điều tra, gia đình Phương Anh đã hoàn trả cho anh A. 650 triệu đồng. Bị hại không yêu cầu Phương Anh bồi thường dân sự và đã đề nghị Tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Phương Anh.

Lê Thắm

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm