--> -->
Dòng sự kiện:

Đẩy nhanh các biện pháp giảm lãi suất vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

11/03/2025 17:04

Chia sẻ
Để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chủ động điều hành các công cụ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản, có nguồn vốn mà không phải tăng vốn huy động.
Ổn định lãi suất, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp nhỏ phát triển lâu dài, vươn lên Cập nhật mới nhất về tỷ giá và lãi suất Có trên 12 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động

Theo dự báo từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng GDP từ 6,5% đến 7,5% trong năm 2025 nếu các chính sách tiền tệ, tài khóa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

Việc giảm lãi suất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% như kỳ vọng của Chính phủ, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các yếu tố nền tảng như năng suất lao động, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Về lãi suất, muốn mở rộng đầu tư thì phải hạ lãi suất. Có thể nói riêng năm 2024, so với cuối năm 2023, lãi suất các ngân hàng đã hạ bình quân khoảng 1,1%. Những ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, giữ vai trò chủ đạo thậm chí có ngân hàng hạ xuống so với đầu năm 2024 khoảng 1,6%. Bình quân 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã hạ được 1,4%.

Thời gian vừa qua, NHNN đã quyết liệt triển khai giải pháp điều hành nhất là trên nghiệp vụ thị trường mở NHNN điều hành chủ động, linh hoạt để giảm mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, qua đó hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Đặc biệt, NHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá lên đến 91 ngày để bơm thanh khoản dài hạn hơn cho hệ thống; giảm dần lãi suất phát hành tín phiếu NHNN từ 4,0% xuống còn 3,1%/năm vào ngày 4/3/2025, đồng thời giảm dần khối lượng và tiến tới dừng phát hành tín phiếu kể từ ngày 5/3/2025…

Đẩy nhanh các biện pháp giảm lãi suất vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đến nay, thống kê đã có 12 ngân hàng giảm lãi suất, có những ngân hàng giảm rất sâu. (Ảnh minh họa)

Qua các động thái này đã phát tín hiệu mạnh mẽ và tích cực về định hướng của NHNN trong việc kéo giảm mặt bằng lãi suất thị trường xuống; thể hiện quyết tâm tạo mặt bằng lãi suất thấp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bứt phá đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.

Với chi phí vay vốn giảm, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính để mở rộng sản xuất, đầu tư vào các dự án mới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đồng thời, việc giảm lãi suất cũng giúp giảm gánh nặng chi phí lãi vay đối với người dân, đặc biệt là trong các khoản vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng cá nhân và thúc đẩy sự phục hồi của các ngành dịch vụ và bán lẻ. Các chính sách không chỉ giúp kích cầu tiêu dùng mà còn có tác động trực tiếp đến việc cải thiện môi trường kinh doanh và tăng trưởng việc làm.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 5/3, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên là trách nhiệm rất lớn và NHNN sẽ chủ động điều hành các công cụ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản, có nguồn vốn mà không phải tăng vốn huy động.

Theo ông Đào Minh Tú, nhiệm vụ đạt được tăng trưởng GDP 8%, nếu có cơ hội thì tăng trưởng hai chữ số ngay từ năm nay để tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo, là một trong những nhiệm vụ tất cả các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương vào cuộc rất tích cực.

Muốn tăng trưởng thì phải mở rộng đầu tư, muốn mở rộng đầu tư quan tâm 2 vấn đề: Một là phải có nguồn vốn đầu tư; hai là tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Vốn đầu tư tăng lên thì phải có nhiều nguồn, trong đó bao gồm nguồn ngân sách, vốn xã hội đầu tư tư nhân, vốn đầu tư thông qua hệ thống các ngân hàng, vốn nước ngoài...

“Riêng về ngành Ngân hàng, để có hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 8%, chúng tôi đặt mức tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 16%, như vậy thì ít nhất dư nợ tăng thêm cuối năm 2025 phải khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Nếu như mức tăng trưởng kinh tế cao hơn 8% thì với mức độ, tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư hiện nay, giữa vốn ngân hàng với các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển kinh tế phải tăng thêm trên 2,5 triệu tỷ đồng”, ông Đào Minh Tú cho biết.

Vừa qua, tranh thủ giai đoạn đầu năm, sau Tết Âm lịch, số lượng người gửi tiền vào sẽ nhiều, một số ngân hàng tăng mức lãi suất huy động ở một số kỳ hạn. Tuy nhiên, theo ông Đào Minh Tú, mục tiêu, quan điểm lúc này là phải tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho người vay vốn ở mức lãi suất tích cực, chính vì thế phải giảm lãi suất. Muốn giảm lãi suất cho vay thì phải giảm lãi suất huy động.

Tất cả theo chủ trương giảm lãi suất để doanh nghiệp, người gửi tiền, ngân hàng có sự chia sẻ một cách đồng thời, đồng bộ, mang tính chất chung để tạo điều kiện mở rộng đầu tư, huy động vốn, cho vay vốn và sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả, quay vòng nhanh, hỗ trợ tăng trưởng GDP năm nay trên 8%.

“Với các ngân hàng tăng lãi suất huy động trong thời gian vừa qua chúng tôi đã chỉ đạo và các ngân hàng cũng đã kịp thời điều chỉnh giảm ngay. Đến nay, thống kê đã có 12 ngân hàng giảm lãi suất, có những ngân hàng giảm rất sâu. Tính bình quân, lãi suất đầu vào huy động có ngân hàng giảm đến 0,7%. Nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói tín dụng rất phù hợp với nhu cầu lúc này, nhất là cho vay tiêu dùng, cho vay nhà ở xã hội đối với người nghèo, người thu nhập thấp”, ông Đào Minh Tú cho hay.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ giám sát chặt về lãi suất để đảm bảo làm sao vừa tạo sự chủ động cho ngân hàng thương mại, vừa chia sẻ với doanh nghiệp bằng giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay tất cả các kỳ hạn. Chủ động điều hành các công cụ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản, có nguồn vốn, không phải tăng vốn huy động. Đây cũng sẽ là một trong những công cụ NHNN chủ động điều hành từ nay đến cuối năm.

Bảo Thoa

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm