--> -->
Dòng sự kiện:

Đề xuất phụ nữ sinh đủ 2 con ở khu công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

27/05/2025 06:54

Chia sẻ
Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo Luật Dân số. Trong đó, đề xuất phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ để duy trì mức sinh thay thế.
10 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Theo Bộ Y tế, mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm thấp dưới mức sinh thay thế. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng mức sinh thấp hiện nay là điều kiện sống được cải thiện, học vấn ngày càng được nâng cao, người trẻ có nhu cầu phát triển sự nghiệp bản thân, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Bên cạnh đó, sức ép kinh tế đối với một gia đình trẻ như chi phí sinh hoạt, chi phí thuê hoặc mua nhà, chi phí nuôi dưỡng và giáo dục con cái từ khi sinh ra đến khi trưởng thành ngày càng cao; các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho gia đình có con nhỏ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ; tình trạng phá thai, tỷ lệ vô sinh, đặc biệt là vô sinh thứ phát có xu hướng gia tăng.

Vì vậy, Dự thảo luật đề xuất quy định quyền và nghĩa vụ của cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con; các biện pháp về duy trì mức sinh thay thế. Cụ thể, dự thảo đề xuất cho phép cặp vợ chồng, cá nhân quyết định thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh (Khác với Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Đề xuất phụ nữ sinh đủ 2 con ở khu công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Ảnh minh họa.

Đề xuất quy định biện pháp duy trì mức sinh thay thế gồm: Định kỳ Chính phủ công bố tình trạng mức sinh để chính quyền địa phương xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp. Trường hợp mức sinh của một số địa phương xuống mức rất thấp, Chính phủ báo cáo, đề xuất với Quốc hội có biện pháp can thiệp kịp thời;

Cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng (sửa đổi khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019; các trường hợp khác áp dụng theo quy định hiện hành);

Cho phép phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ (bổ sung đối tượng này vào Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023);

Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp cho nam nữ trước khi kết hôn các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và tư vấn, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh vô sinh.

Lồng ghép các nội dung về duy trì mức sinh thay thế, kế hoạch hoá gia đình trong xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi của cặp vợ chồng, cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số; thực hiện các biện pháp duy trì mức sinh thay thế.

Ngoài ra, Dự thảo luật cũng đề xuất quy định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể, các biện pháp thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn như:

Quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở có trách nhiệm thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn được Nhà nước hỗ trợ thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Quy định các bệnh bắt buộc phải tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Các biện pháp thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh như: Quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa sản, nhi phải cung cấp dịch vụ tư vấn, sàng lọc trước sinh và sơ sinh; khuyến khích các bà mẹ mang thai thực hiện tầm soát, chuẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh. Trừ trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thực hiện bắt buộc theo khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.

Đối tượng chính sách, người dân sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo và đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn được Nhà nước hỗ trợ thực hiện tầm soát, chuẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh. Quy định các bệnh bắt buộc phải sàng lọc trước sinh và sơ sinh…

T.An (t/h)

Ngân hàng tăng cường ngăn chặn lừa đảo qua tài khoản

Trước tình hình các đối tượng ngày càng tinh vi, lợi dụng không gian số để thực hiện các chiêu trò lừa đảo qua tài khoản ngân hàng, nhiều ngân hàng đang tăng tốc triển khai các biện pháp ngăn chặn, phối hợp liên ngành để bảo vệ người dùng. Trong đó, chuyển đổi số được xác định là chìa khóa để tăng cường bảo mật và củng cố niềm tin trong hệ thống tài chính - ngân hàng hiện đại.

Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung

Chiều 27/5, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - Trung Quốc với chủ đề “Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung”.
Xem thêm