
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%: Với công nhân, tăng một đồng cũng quý
12/04/2022 17:56
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022 Các bên đã tăng cường thương lượng, đối thoại |
Kể từ đầu năm đến nay, chị Hoàng Thị Hoa, Công nhân Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam luôn phải tìm cách cân đối chi tiêu trong gia đình để không bị thiếu hụt tiền chi phí sinh hoạt cũng như tiền ăn học của các con. Chị Hoa chia sẻ, cả 2 vợ chồng đều là công nhân. Vợ chồng chị có 2 con nhỏ và đang thuê trọ tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).
Trong vòng 2 năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của gia đình chị. Theo đó, tổng thu nhập của 2 vợ chồng lúc ổn định nhất cũng chỉ vào khoảng 17 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này chỉ đủ trang trải chi phí như: Tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước, chi phí đi lại. Có những tháng, vợ chồng chị Hoa còn chi “âm” tiền lương vì con cái ốm đau, bệnh tật.
![]() |
Người lao động mong muốn Chính phủ sẽ chấp nhận đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%. (Ảnh minh họa: Lương Hằng) |
Chị Đỗ Thị Kim Tuyến, Công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí sinh hoạt và các mặt hàng tiêu dùng tăng cao. Theo chị Tuyến, dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, việc làm, thu nhập của những công nhân lao động sản xuất trực tiếp như chị. Vợ chồng chị đều là công nhân nên thu nhập khá bấp bênh. Tính tổng lương của 2 vợ chồng được khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng. Trong tình hình giá cả các mặt hàng đều leo thang như hiện tại, với mức thu nhập này vợ chồng chị khó có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Không chỉ có tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, việc mua bỉm sữa, đồ dùng cho con cũng trở thành nỗi lo thường trực của 2 vợ chồng.
Cùng chung nỗi lo cơm áo gạo tiền của những công nhân lao động xa nhà, anh Nguyễn Văn Thủy, Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, cho biết, rời quê Ninh Bình, vợ chồng anh lên Hà Nội kiếm việc để có tiền trang trải cuộc sống. Tính đến thời điểm hiện tại, anh Thủy đã gắn bó với công ty được 10 năm. Theo anh Thủy, khó khăn của người công nhân xa nhà khi làm tại Khu Công nghiệp là chi phí ăn ở sinh hoạt. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi làm bị gián đoạn, thậm chí có thời điểm cả 2 vợ chồng anh phải nghỉ việc tạm thời nên tiền lương không cao, cũng bởi vậy mà “gánh nặng” chi phí ăn ở sinh hoạt nhân lên gấp nhiều lần.
“Lương hằng tháng của tôi và vợ chỉ đủ trang trải chi phí thuê nhà, ăn uống, học hành của các con. Có những tháng vợ chồng con cái bị ốm, thu không đủ chi, vợ chồng tôi phải đi vay mượn người thân, bạn bè để trang trải cuộc sống.”- anh Thủy chia sẻ.
Tranh thủ giờ nghỉ trưa đọc báo điện tử, chị Hoàng Thị Hoa được biết Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Trước thông tin trên chị Hoa không khỏi phấn khởi, vui mừng. “Với công nhân chúng tôi thời điểm hiện tại tiền lương tăng một đồng cũng là đáng quý. Tôi mong rằng Chính phủ sẽ đồng ý chấp nhận mức đề xuất trên để chúng tôi có thêm thu nhập ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19”, chị Hoa phấn khởi bày tỏ.
Cùng chung niềm vui với chị Hoa, chị Đỗ Thị Kim Tuyến gửi lời cảm ơn chân thành tới tổ chức Công đoàn đã tham gia đàm phán, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động, cụ thể là đã thảo thuận, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Chị Tuyến mong muốn trong những năm tới, khi các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất trở lại, mức lương tối thiểu vùng sẽ được nâng lên theo các năm để nâng cao đời sống cho công nhân lao động.
Còn với anh Nguyễn Văn Thủy, việc tăng lương tối thiểu vùng trong thời điểm hiện tại là việc làm vô cùng cần thiết đối với người lao động. “Đối với việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, tôi rất đồng tình, ủng hộ và mong muốn Chính phủ chấp thuận đề xuất trên. Việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ giúp công nhân vơi bớt khó khăn trong cuộc sống mà còn cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và tạo động lực cho công nhân lao động tích cực làm việc, đóng góp hơn vào sự phát triển của công ty.”, anh Thủy nói.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Gia Lâm: Hơn 1.200 công nhân được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi”

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
