
Đình Nam Hương cổ kính giữa lòng phố cổ
09/02/2021 12:19
![]() |
Nằm ngay trung tâm Hà Nội, cạnh Hồ Gươm, nhưng đình Nam Hương luôn giữ được vẻ yên tĩnh, không xô bồ. Đây cũng là ngôi đình độc đáo được xây dựng với hai tầng, nằm khuất trong những tán cây cổ thụ xanh mát tạo nên nét đẹp cổ kính giữa phồn hoa đô thị.
Số 75 phố Hàng Trống, nơi ngôi đình tọa lạc, xưa từng là một trung tâm văn hóa - giáo dục của chốn kinh kỳ, là nơi các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng, yêu cảnh trăng nước hồ thiêng, có thú vui tao nhã đến vãn cảnh, gặp gỡ.
Mặc dù được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, nhưng ngôi đình vẫn luôn giữa được kết cấu nguyên bản và mang dáng dấp phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn. Đến tham quan đình, có thể thấy ngoài vẻ đẹp độc đáo của ngôi đình hai tầng, bên ngoài khuôn viên còn có một khoảng sân với hai cây cổ thụ lớn nằm cân đối, tỏa bóng mát lên mái đình. Lối đi nhỏ hai bên là hàng tre xanh ngát gợi nhớ hình ảnh làng quê xưa.
![]() |
Đình Nam Hương nằm bên Hồ Hoàn Kiếm (ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Trài qua năm tháng, nghi môn bị mất đi, nay thay bằng những cột trụ đắp nổi hình mây, trên đỉnh trụ có hình bốn con phượng cúi đầu chạm mỏ và chụm đuôi như quả dành dành. Trên đỉnh tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt, đỉnh hậu cung đắp đôi cá chép và bình rượu. Kiến trúc nhà gác hai tầng với cầu thang lên xuống cũng khiến cho di tích trở nên đặc biệt. Bên trong là các di vật cổ như kiệu, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, cửa võng, bảng văn, phỗng thờ. Trong đình còn lưu giữ được 19 đạo sắc của các triều đại vua chúa phong thần có niên đại trải dài từ Thời Lê, Tây Sơn đến Thời Nguyễn, ngoài ra còn có một số cổ vật và đồ thờ tự quý giá.
Đúng như bức đại tự, hoành phi đề chữ Hán còn lưu lại trong đình: “Kiếm thủy đương tiền ngưng nhuệ khí/Long Thành tự cổ trấn anh thanh” (Hồ Gươm trước mặt tụ khí mạnh/Thành rồng tự cổ nổi danh thiêng), đình Nam Hương là một danh tích đặc biệt còn lưu hương chốn Long thành. Đứng trên hành lang của đình Nam Hương, phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy hồ Hoàn Kiếm với đài Nghiên tháp Bút, cầu Thê Húc, Tháp Rùa… Vị trí của đình Nam Hương vừa khiêm tốn lại vừa rộng mở.
Cuối năm 2020, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thông báo mở cửa lại đình Nam Hương sau một thời gian đóng cửa để tu bổ, tôn tạo. Đây là niềm vui lớn đối với người dân phố Hàng Trống và người dân Thủ đô Hà Nội.
Ông Đặng Ngọc Tiến – Phó Trưởng Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cho biết, xác định vị trí đặc biệt của đình Nam Hương gắn với tượng đài Vua Lê nằm trong quần thể khu vực hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp quốc gia đặc biệt, quận Hoàn Kiếm đã tập trung nguồn lực để giải phóng mặt bằng, trả lại công viên của ngôi đình và tiến hành tu bổ tôn tạo.
Sau 12 tháng triển khai thực hiện, di tích đã hoàn thành tu bổ tôn tạo đúng theo kiến trúc truyền thống, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, ở đình vẫn làm lễ vào ngày sinh, ngày hóa của các vị thần và rước kiệu với ngai, bài vị của công chúa Hà Duy từ đình sang đến Ngọc Sơn. Đặc biệt, vào ngày 25 tháng Chạp tại đình có tổ chức Lễ sắp ấn. Đây là lễ phong tước cho thần và cho các quan, khác biệt so với các di tích xung quanh. Cứ mỗi năm một lần làm lễ rước, trước là tưởng niệm, sau là một hình thức tưởng vọng.
Bảo Anh

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An biểu dương công nhân lao động tiêu biểu

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Đã xác định được tài xế xe ô tô gây tai nạn trên đường Kim Giang

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
