
Du lịch Hà Nội: 20 năm một chặng đường phát triển “Thành phố vì hòa bình”
23/02/2019 12:23
![]() | Hà Nội đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức du lịch cộng đồng |
![]() | Đầu tư cơ sở vật chất thúc đẩy phát triển du lịch |
![]() | Ngành Du lịch Hà Nội có những chuyển biến mạnh mẽ |
Là thủ đô hơn một nghìn năm tuổi, có lịch sử lâu đời, có truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế.
Với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam, Hà Nội hiện là thành phố sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO nhất ở Việt Nam. Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và là nơi diễn ra nhiều hội thảo, hội nghị, sự kiện quốc tế quan trọng, trong đó có nhiều sự kiện gắn với du lịch.
![]() |
Hà Nội là điểm đến an toàn và thanh bình. (ảnh: B.T) |
Hà Nội có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Khu phố cổ, Tháp Rùa nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm, Ô Quan Chưởng, Thành Cổ Loa, Thăng long tứ trấn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Làng gốm cổ truyền Bát Tràng, Hỏa Lò; có nhiều đền, chùa nổi tiếng hấp dẫn du khách như Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Chùa Trấn Quốc, chùa Non Nước, chùa Hương, Phủ Tây Hồ, Đền Bạch Mã,...Và có lẽ những điểm đến không thể thiếu được đối với du khách nước ngoài chính là hệ thống nhà thờ cổ kính mang nét đẹp nguyên sơ như Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Giáp Bát, Nhà thờ Tin lành, Nhà thờ Hồi Giáo Thánh đường Jamia Al Noor …
Có lẽ, những điểm đến ấy chưa đủ để thu hút tình cảm của du khách đến với Hà Nội nhiều đến thế. Không chỉ có du khách trong nước mà du khách quốc tế đến Hà Nội đều không thể quên những nét ẩm thực, lễ hội có một không hai trên thế giới.
Người Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời, tổng hợp những tinh túy từ quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp mà mang theo cái hồn quê trong món ăn, đồ uống. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩm thực Hà Nội phong phú. Những bánh cốm, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, bún chả, bún ốc, bún thang, chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, phở Hà Nội…. đã trở thành cuốn “cẩm nang” ẩm thực của du khách khi đến Hà Nội.
Hà Nội không chỉ “gây thương nhớ” bởi những không gian cảnh sắc hữu tình, những món ăn đậm đà độc đáo mà còn gây ấn tượng bởi những lễ hội đặc sắc. Những lễ hội ở Hà Nội thường mang đậm sắc màu văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng và gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, chính vì vậy mới tạo nên sức hút đặc biệt với du khách đến với thành phố này. Ngoài hơn một nghìn lễ hội rải rác trong năm, mới đây, Hà Nội còn có thêm những Lễ hội truyền thống mang tầm quốc tế như Lễ hội bơi chải thuyền rồng Hồ Tây, Lễ hội Hoa Anh Đào… diễn ra thường niên.
![]() |
Hà Nội là nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc tế quan trọng. (ảnh: B.T) |
Du lịch làng nghề cũng là một điểm nhấn quan trọng của ngành du lịch Hà Nội. Theo số liệu từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, Hà Nội có đến 1.350 làng nghề, chiếm 30% tổng số làng nghề trong cả nước.
Hà Nội còn có nhiều không gian công cộng và nhiều công trình quốc gia lớn như Hồ Hoàn Kiếm, Khu phố cổ Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sân bay quốc tế Nội Bài, Ga Hà Nội, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Thăng Long, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Khách sạn Sofitel Metropole, Hanoi Hilton Opera, Quảng trường Ba Đình, Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Quảng trường Lao động, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục....
Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APE, Hội nghị Hội đồng xúc tiến du lịch châu Á (CPTA)…., Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn.
Hà Nội cũng là thành phố mang tính biểu tượng về vai trò hòa giải vì hòa bình. Được UNESCO trao tặng danh hiệu thành phố vì hòa bình vào năm 1999, sau 2 thập kỷ với nhiều đổi thay, Thủ đô Hà Nội đã và vẫn đang phấn đấu không ngừng, tiếp tục xây dựng, phát triển để phát huy giá trị của danh hiệu này. Đối với nhiều du khách, Hà Nội là một thành phố phát riển năng động nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống.
Bước vào năm mới, sau 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, ngành du lịch Thủ đô lại có có nhiều khởi sắc khi đón hơn 2,4 triệu lượt du khách trong tháng 1/2019, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội khoảng 633.903 lượt, tăng 16% so với tháng 1/2018. Khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 445.000 lượt, tăng khoảng 13 % so với cùng kỳ.
Về kết quả đón khách du lịch trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019, tổng số khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 253.139 lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế tăng 16,3%, khách du lịch quốc tế có lưu trú đến Hà Nội tăng 16,3%, khách du lịch nội địa tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Và hấp dẫn du khách bởi những lễ hội mang tầm quốc tế. (ảnh: B.T) |
Với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, du lịch Hà Nội đang ngày một phát triển đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước.
Sắp tới đây, Hà Nội sẽ đón một sự kiện quốc tế quan trọng, là tâm điểm của truyền thông thế giới. Đó chính là sự ghi nhận của quốc tế về một thành phố vì hòa bình, qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế của Hà Nội với các nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, dịch vụ…
Sau 20 năm, du lịch Hà Nội có bước tiến rất lớn, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Mặc dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng so với những tiêu chí của UNESCO, du lịch Hà Nội đã thực hiện tốt, góp phần làm nên những kết quả xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”.

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số
Tin đọc nhiều

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ Công an phường Dương Nội

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm

Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh
