--> -->
Dòng sự kiện:

GDP và đời sống nhân dân

18/02/2025 10:30

Chia sẻ
GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dự báo tín dụng năm 2025 tăng 16% để đạt mức tăng trưởng GDP 8% Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Phát biểu thảo luận phiên họp tổ về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm (đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm gắn với nâng cao đời sống nhân dân toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ xã hội, y tế, giáo dục, đến văn hóa...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm vừa mang tính chỉ đạo, vừa mang tính thực tiễn, vừa thể hiện mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đang hướng đến. Nhìn vào bức tranh kinh tế - xã hội đất nước, phải thừa nhận chưa bao giờ kinh tế (kết cấu hạ tầng…) phát triển như hiện tại, đi kèm đó đời sống của đại bộ phận người dân không ngừng được cải thiện. Số hộ đói không còn, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng thấp, từ thành thị, đến các miền quê đâu đâu cũng thay da đổi thịt.

Tuy nhiên, cũng nhìn vào thực tiễn, do nhiều nguyên nhân thời gian qua, tiền từ tăng trưởng GDP chi cho các lĩnh vực an sinh - xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa chưa cao, trong khi tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp. Chính vì thế, cũng tại thảo luận ở tổ trước đây (kỳ họp lần thứ 8 của Quốc hội), Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quan điểm cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế tới đây phải tính đến việc miễn học phí cho học sinh; tăng cường cơ sở vật chất về khám, chữa bệnh cho nhân dân và các thiết chế văn hóa.

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm vấn đề đặt ra cho hiện tại và tương lai chúng ta phải chú trọng hơn đến chất lượng tăng GDP bằng cách hạn chế tối đa tham nhũng, lãng phí; đặc biệt đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; nhiều dự án có quy mô lên tới hàng ngàn tỷ thành quy hoạch treo, chậm tiến độ… dẫn đến GDP tăng, nhưng chất lượng tăng trưởng lại chưa cao. Cạnh đó, phải có các biện pháp để kiểm soát giá nhà sao cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình vẫn có “quyền”, cơ hội tiếp cận với nhà ở, cũng là để ổn định giá trị đồng tiền.

Nói một cách ngắn gọn như phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tăng trưởng kinh tế thì đời sống nhân dân phải tăng lên. Trước mắt, có thể tính tới việc miễn học phí cho học sinh; tăng an sinh về y tế và các phúc lợi xã hội khác.

Lê Đăng Hà

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Xem thêm