--> -->
Dòng sự kiện:

Gia tăng ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội

03/03/2025 12:53

Chia sẻ
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sởi trên địa bàn Thành phố đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu ở nhóm tuổi 6-8 tháng tuổi. Kết quả phân tích dịch tễ học cho thấy, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 114 trường hợp mắc sởi Hà Nội ghi nhận thêm 441 trường hợp mắc sởi Kiểm tra công tác tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Ghi nhận thêm 96 ca sởi trong tuần

Theo CDC Hà Nội, trong tuần (từ ngày 21/2 đến 28/2), trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 96 trường hợp mắc sởi (tăng 8 trường hợp so với tuần trước đó). Như vậy, trong 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố ghi nhận 625 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.

Gia tăng ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh sởi hiệu quả.

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó có 67 trường hợp dưới 6 tháng (chiếm 10,7%); 91 trường hợp từ 6-8 tháng tuổi (chiếm 14,6%); 70 trường hợp từ 9-11 tháng tuổi (chiếm 11,2%); 147 trường hợp từ 1-5 tuổi (chiếm 23,5%); 94 trường hợp từ 6-10 tuổi (chiếm 15%); 156 trường hợp từ trên 10 tuổi (chiếm 25%).

Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi trong tuần tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, trong thời gian tới tiếp tục ghi nhận ca bệnh.

Các chuyên gia y tế cho rằng, hiện nay, thời tiết miền Bắc đang trong những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, lây lan mạnh, trong đó có bệnh sởi. Do đó việc tiêm vắc xin phòng sởi là rất cần thiết. Thời điểm này, Hà Nội đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.

Tính đến hết ngày 27/2, 30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức chiến dịch. Kết quả đã tiêm được 8.621/18.702 trẻ (đạt 46% so với tổng số trẻ thuộc diện tiêm chủng), trong đó có 7.647 trẻ được tiêm tại trạm y tế và 974 trẻ tiêm tại cơ sở dịch vụ.

Các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi trên địa bàn cho đối tượng từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Y tế Hà Nội và CDC Hà Nội.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - chuyên ngành Nhi khoa, Phòng khám Đa khoa Medlatec, sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên​. Bệnh thường gặp ở mùa đông xuân, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đến 2 giờ​; 1 người nhiễm sởi có thể lây cho 9-10 người tiếp xúc gần (nếu chưa được tiêm chủng). Khả năng lây nhiễm sởi cho người khác lên đến 90% tại thời điểm trước và sau phát ban 4 ngày.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn - chuyên Khoa Vi sinh, Hệ thống Y tế Medlatec cho biết thêm, vi rút sởi có đặc điểm gây tình trạng ức chế miễn dịch rất mạnh mẽ với cơ thể bị nhiễm. Người mắc sởi có tỷ lệ biến chứng cao về hô hấp, não, cơ tim và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Chính vì vậy, vắc xin sởi được các quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đưa vào tiêm chủng mở rộng ở cấp độ toàn cầu.

Khi tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam bắt đầu triển khai (từ năm 1985) thì tỷ lệ mắc sởi ở trẻ em giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiễm sởi quay trở lại, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, có nhiều trường hợp rất nặng và nghiêm trọng ở người lớn. Lý do là một số người không tiêm hoặc tiêm không đủ liều; mẹ không tiêm dẫn đến con sinh ra không có miễn dịch nên dễ mắc sởi và mắc sớm.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: Sởi nguy hiểm khi có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng. Trẻ có thể gặp biến chứng viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi; viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong...

Ở thai phụ, bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng não cấp tính và bùng phát lao tiềm ẩn. Nếu mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể bị sảy thai. Nếu tuổi thai lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu. "Khi mắc sởi, cơ thể người mẹ chống lại vi rút sởi bằng cách gây sốt. Trong khi đó, nhiệt độ ở tử cung luôn cao hơn nhiệt độ cơ thể 1 - 1,5 độ. Nếu mẹ bị sốt 39 - 40 độ, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm khi phải chịu nhiệt độ trong tử cung là 40 - 41,5 độ", bác sĩ Chính giải thích.

Bác sĩ Chính cho biết, tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra. Đối với phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm sởi - quai bị - rubella trước khi mang thai 3 tháng, để tránh mắc bệnh và truyền kháng thể bảo vệ thai nhi và con ở những tháng đầu đời khi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.

Minh Khuê

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm