--> -->
Dòng sự kiện:

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

12/12/2024 14:06

Chia sẻ
Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A Giải quyết khó khăn, vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Khu CNC Hòa Lạc

Ngoại trừ dự án 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) thi công thần tốc trong vòng 6 tháng, còn lại đa số đều chậm tiến độ. Nguyên nhân chậm tiến độ tất cả các cơ quan chức năng đều thống nhất kết luận do khâu giải phóng mặt bằng và tình trạng này kéo dài mấy chục năm ròng! Có những dự án giao thông, nếu bình thường thi công trong vòng 1-2 năm là xong, song lường trước được sự khó khăn như dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, dự án mở rộng Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đã kéo dài thời gian hoàn thành, nhưng dự án đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục vẫn rất chậm, dự án quốc lộ 6 cho thời gian lên tới 5 năm, song với đà này chưa chắc đã xong.

Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Vẫn biết, “tấc đấc, tất vàng”, đặc biệt tại các đô thị lớn, giá bất động sản mỗi ngày một tăng cao. Ngay giá chung cư trong các quận nội đô ở thời điểm này đang dao động từ 80 - 150 triệu đồng/m2 thì việc đền bù phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng là không hề dễ dàng. Vì các dự án phục vụ hạ tầng cơ sở như giao thông là Nhà nước thực hiện công tác đền bù dựa trên khung giá đất đã được Hội đồng nhân dân quy định, có tính đến hệ số K. Nhưng dù có hệ số K gì đi chăng nữa thì giá đền bù so với giá thị trường vẫn rất chênh nhau. Dù luật đã có, các quy định không thiếu nhưng không ít người dân thấy thiệt không chịu nhận đền bù để giải phóng mặt bằng. Chính quyền sở tại nhiều nơi bất lực”.

Từ câu chuyện chậm trễ triển khai dự án do gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng đặt ra câu chuyện về “thượng tôn pháp luật” và đổi mới tư duy.

Thứ nhất, khi lập dự án, cơ quan chức năng, chủ đầu tư bao giờ cũng lập dự toán chi tiết cho dự án đó (từ khâu điều tra xã hội học xem có bao nhiêu nhà, bao nhiêu diện tích đất mặt phố, trong ngõ bị thu hồi để lên phương án đền bù), tiếp đó là chi phí xây dựng… Nói ngắn ngọn, khi thông qua chủ trương đến khâu quyết định đầu tư tổng số tiền đã được thông qua, mọi phương án đã được tính rất kỹ. Do đó, khâu triển khai chậm là do chính quyền sở tại không quyết liệt. Luật pháp phải được thượng tôn. Thành phố cần ban hành quy định về trách nhiệm người đứng đầu. Quận, huyện nào có dự án chậm tiến độ phải xử lý người đứng đầu để làm gương.

Thứ hai, qua câu chuyện vướng khâu giải phóng mặt bằng tiếp tục gợi cho chúng ta câu chuyện về đổi mới tư duy quản trị trong kỷ nguyên vươn mình. Nếu xét thấy việc giải phóng mặt bằng là khó, là nút thắt trong triển khai dự án thì phải có cách làm sáng tạo sao cho giải phóng mặt bằng nhanh, Nhà nước không mất tiền đền bù và triển khai dự án mà cũng không phát sinh địa tô chênh lệch giữa nhà mặt phố bị thu hồi, nhà trong ngõ ra mặt phố cách tốt nhất nên học các nước quanh ta.

Trong đầu tư kết cấu hạ tầng, mở rộng đường, bao giờ họ cũng ưu tiên nguyên tắc “mỡ nó rán nó”. Ví dụ khi mở rộng đường, họ thường quy hoạch mở rộng lên gấp 3 lần, để có thể dành ra quỹ đất hai bên đường sẽ giải phóng mặt bằng tiến hành đấu giá đất. Điều này cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề quan trọng. Ngân sách Nhà nước không phải bỏ ra cho giải phóng mặt bằng và đầu tư dự án (tiền huy động từ doanh nghiệp, tổ chức thông qua đấu giá đất hai bên đường); không làm bất bình đẳng trong chênh lệch địa tô, đồng thời bộ mặt đô thị sẽ được quy hoạch bài bản, đô thị vì thế cũng đẹp hơn.

Đất nước và Thủ đô đang tiến vào kỷ nguyên mới, hy vọng tới đây “bài toán” khó về giải phóng mặt bằng phải có lời giải.

Lê Hà

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.
Xem thêm