--> -->
Dòng sự kiện:

Giọt nước mắt hạnh phúc sau 12 năm ngược xuôi "tìm con" của cô giáo mầm non

07/08/2024 15:26

Chia sẻ
12 năm hiếm muộn, 2 lần lưu sảy thai vất vả ngược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa "tìm con", đến năm 2022, vợ chồng cô giáo Nguyễn Thị Tuyết (quê Quảng Bình) mới vỡ oà hạnh phúc khi được phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thắp lên ánh sáng.
Giọt nước mắt hạnh phúc sau hơn 20 năm ngược xuôi “tìm con” Nơi thắp sáng những giấc mơ hạnh phúc Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

Là giáo viên một trường mầm non ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, năm 2010, sau thời gian gần 3 năm yêu thương tìm hiểu, chị Nguyễn Thị Tuyết (sinh năm 1986) và anh Nguyễn Văn Thuyết (1982), quê Quảng Bình quyết định tiến tới hôn nhân với mục tiêu cùng vun vén xây dựng một gia đình nhỏ vẹn tròn hạnh phúc.

Giọt nước mắt hạnh phúc sau 12 năm ngược xuôi
Chị Nguyễn Thị Tuyết là giáo viên mầm non.

Nhiều năm sau hôn nhân, ngay cả khi anh bỏ công việc xa nhà để về gần chị, niềm hạnh phúc được làm cha mẹ vẫn chưa mỉm cười. Mong con suốt thời gian dài nên vợ chồng chị Tuyết đã thăm khám nhiều nơi, điều trị qua nhiều loại thuốc, đông tây y kết hợp.

Chị Tuyết kể, không thuốc gì hai vợ chồng chị chưa uống, chưa thử. Năm 2014 hai vợ chồng vào Huế thăm khám, khi đó bác sĩ bảo chồng chị tinh trùng yếu và cho thuốc về điều trị, bồi bổ đợi có thai tự nhiên.

Sau bao lâu chờ đợi và hy vọng, năm 2016 tưởng chừng hạnh phúc đã tới, giấc mơ được bế bồng con yêu trở thành hiện thực khi chị Tuyết có thai tự nhiên. Nhưng giấc mơ ấy quá ngắn khi chỉ đến tháng thứ 3 của thai kỳ, sinh linh bé nhỏ bên trong cơ thể rời bỏ chị.

Cơn sốc đầu tiên đến với chị Tuyết sau nhiều tháng ngày hiếm muộn làm cho chị suy nghĩ nhiều, đêm nào cũng khóc. Nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo của các em nhỏ, cô giáo Tuyết lại càng khát khao thiên chức được làm mẹ.

Năm 2017 khi nỗi buồn đã nguôi ngoai, vợ chồng chị Tuyết một lần nữa vào Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám. Vẫn cho kết quả như lần khám trước, bác sĩ kết luận tinh trùng chồng yếu, dị dạng nhiều nên khó có thai tự nhiên. Nghe giới thiệu về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, anh chị nhìn nhau tần ngần vì kinh tế quá eo hẹp, chỉ biết chờ đợi vận may.

Giọt nước mắt hạnh phúc sau 12 năm ngược xuôi
Cặp song sinh Bình Anh và Phú Qúy.

Vận may lần 2 đến vào năm 2019, nhưng cũng chỉ chừng 3 tháng, chị lại mất con. Nỗi đau thêm một lần nữa làm chị suy sụp.

Tháng 10/2021, hai vợ chồng quyết tâm dành hết số tiền tích góp để ra Hà Nội "tìm con" và thực hiện can thiệp hỗ trợ sinh sản. Biết đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội qua một vài người bạn đã đón con thành công, chị Tuyết anh Thuyết mang theo niềm hy vọng mới trong hành trình lần này.

Một tháng sau đó, chị bước vào quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi. Mọi quá trình điều diễn ra thuận lợi, chị Tuyết tạo được 5 phôi tốt và 2 phôi khá. Đó là lần đầu tiên vợ chồng chị Tuyết làm thụ tinh trong ống nghiệm, còn nhiều bỡ ngỡ và lo lắng nhưng may mắn được sự động viên, đồng hành của các bác sĩ nên đã truyền thêm động lực cho hai vợ chồng.

"Chỉ một câu nói của bác sĩ trên bàn chuyển phôi mà làm mình ấn tượng mãi: “Chị cố gắng nhé, tự tin thoải mái con yêu sẽ sớm về với vợ chồng chị. Giờ bác sẽ đưa em bé phôi vào với mẹ nhé. Một câu đó thôi mà mọi lo lắng của mình tan biến hết, chỉ còn niềm tin về con yêu đang chờ mình thôi", chị Tuyết chia sẻ.

Thực hiện theo lời dặn của bác sĩ, bồi bổ và thoải mái tâm lý đợi sau chuyển phôi 10 ngày chị Tuyết mới bắt đầu thử que test có thai. Nhìn que test hai vạch, hai vợ chồng chị khóc òa sung sướng.

Hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi hai tuần sau chị Tuyết đi siêu âm và được bác sĩ thông báo mang song thai, hai "sinh linh" bé nhỏ đang lớn lên dần trong cơ thể. Vượt qua nỗi lo lắng mất con ở 2 lần mang thai tự nhiên trước đây, lần này cả quá trình thai kỳ của chị Tuyết diễn ra thuận lợi.

Ngày 2/10/2022, cặp song sinh Nguyễn Ngọc Bình An và Nguyễn Ngọc Phú Quý chào đời trong niềm hạnh phúc ngập tràn của đại gia đình nội ngoại hai bên. Vậy là từ nay, mong ước có những đứa con của riêng mình đã trở thành hiện thực với cô giáo mầm non Nguyễn Thị Tuyết.

Đã có nhiều thầy cô giáo hiếm muộn vẫn đang ngày đêm mong ngóng có được tiếng khóc trẻ thơ. Thấu hiểu nỗi niềm ấy, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp tục tổ chức chương trình “Tri ân thầy/cô giáo - Gieo hạt yêu thương” dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy/cô trong quá trình thăm khám và thực hiện thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện từ ngày 8/3 - 30/11/2024. Niềm hạnh phúc của chị Tuyết sẽ là niềm vui của nhiều thầy/cô khác khi trên hành trình "tìm con" luôn có sự hỗ trợ, đồng hành của các y, bác sĩ.
Minh Khuê

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm